TT-Huế: Khai mạc triển lãm cổ vật Phật giáo

GNO - Chiều nay, 27-4, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, TP.Huế) đã khai mạc triển lãm “Di sản Văn hóa Phật giáo”, một trong những hoạt động trong khuôn khổ hưởng ứng Festival Huế 2018 do BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức.
9.jpg
Nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn giới thiệu cổ vật đến chư tôn đức

Triển lãm trưng bày hơn 100 hiện vật Phật giáo bao gồm 40 hiện vật là tôn tượng chư Phật, Bồ-tát và Thánh tăng, 30 pháp bảo là pháp khí, pháp phục, nhạc khí dùng trong nghi lễ Phật giáo, ngoài ra còn có 40 pháp bảo là kinh sách được khắc trên cẩm thạch…

Với chủ đề “Di sản Văn hóa Phật giáo”, triển lãm tập trung giới thiệu những tác phẩm điêu khắc bằng nhiều chất liệu đá, đồng, gỗ, gốm, sứ… thông qua các hình tượng Đức Phật Di Đà, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật Di Lặc, Đức Bồ-tát Quán Thế Âm… cùng các pháp khí, pháp phục bằng các chất liệu quý có niên đại từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XX của Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản.

4.jpg


Kinh Ngự chế Phật thuyết Tứ đế kinh - TK 19, chất liệu ngọc

Được biết, mục đích triển lãm để giới thiệu các di sản Văn hóa Phật giáo đến với quần chúng, du khách trong và ngoài nước tham dự Festival Huế 2018. Qua đó, tạo điều kiện thuận tiện giúp cộng đồng tiếp cận, thưởng ngoại, tìm hiểu giá trị các loại hình di sản Văn hóa Phật giáo Việt Nam và các nước có chung nền tín ngưỡng Phật giáo.

Từ những cổ vật được trưng bày du khách sẽ thấy rõ con đường truyền bá Phật giáo, sự tiếp thu, tiếp biến văn hóa của các dân tộc trong khu vực Châu Á như Ấn Độ - Trung Quốc - Thái Lan - Nhật Bản - Campuchia… và Việt Nam.

10.jpg


Đông đảo du khách trong và ngoài nước tham quan thưởng lãm

Giới thiệu tại buổi triển lãm, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn cho biết: “Các cổ vật triển lãm có giá trị cao về mặt lịch sử, văn hóa và mỹ thuật góp phần nêu bật giá trị và tư tưởng của Phật giáo Việt Nam và một số nước trong khu vực Châu Á”.

Ông Sơn cho rằng việc sưu tầm cổ vật đã khó, công tác bảo tồn còn khó hơn nên rất caần sự chung tay của các cấp lãnh đạo có thẩm quyền và giáo hội - để cùng nhau phát huy những di sản quý giá của dân tộc.

Triển lãm kéo dài đến hết ngày 2-5-2018. Dưới đây là một số tôn tượng tại triển lãm, trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

1.jpg
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Việt Nam) - TK 7, chất liệu sa thạch

2.jpg
Tượng Phật Dược Sư (Nhật Bản) - TK 18, chất liệu gỗ anh đào

3.jpg
Tượng Quan Âm Thủ Quyển (Việt Nam) - TK 19, chất liệu gỗ

5.jpg
Tượng Bồ-tát Quán Thế Âm (Trung Quốc) - TK 13, chất liệu gốm men trắng

6.jpg
Tượng Tây Phương Tam Thánh (Nhật Bản) - TK 18, chất liệu gỗ anh đào

7.jpg
Tượng Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (triều Nguyễn) - TK 19, chất liệu gỗ

8.jpg
Y Tăng Già Lê (Nhật Bản) - TK 19, lụa

Giới thiệu ẩm thực chay và hoa đăng

Chiều cùng ngày, Phân ban Ni giới Phật giáo Huế tổ chức khai mạc giới thiệu ẩm thực chay “Thân thiện với môi trường - Cuộc sống hạnh phúc”.

Vào 20g ngày 1-5, tại công viên Cầu Dã Viên sẽ diễn ra lễ hội hoa đăng “Tỏa sáng niềm tin”.

Quảng Điền

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

Chùa Long Hoa trao quà hỗ trợ đồng bào dân tộc

GNO - Chùa Long Hoa (Q.8) phối hợp UBND, Uỷ ban MTTQVN Q.8, các mạnh thường quân tổ chức trao 300 phần quà đến các hộ đồng bào dân tộc, hộ dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Q.8 vào ngày 16-4.

Thông tin hàng ngày