Tưởng niệm 40 năm HT.Thích Chơn Thức viên tịch

tuong van 3.jpg

HT.Thích Chơn Thức - Ảnh tư liệu

GNO - Sáng nay, 16-3-2013, tại tổ đình Tường Vân (tổ 16, khu vực 5, phường Thủy Xuân, TP.Huế), Tăng chúng bổn tự đã tổ chức lễ tưởng niệm 40 năm ngày Hòa thượng Thích Chơn Thức, nguyên giám tự tổ đình viên tịch.

HT.Thích Chơn Tế, chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, trụ trì chùa Hà Trung, giám tự tổ đình Tường Vân - Huế; HT.Thích Chơn Hương, UV HĐTS GHPGVN, Phó trưởng BTS kiêm Trưởng ban Tăng sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, trụ trì chùa Quảng Tế; HT.Thích Chơn Trí, trụ trì chùa Thiền Lâm; HT.Thích Chơn Phương, trụ trì chùa Thọ Đức; TT.Thích Huệ Phước, UV HĐTS GHPGVN, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, trụ trì chùa Từ Lâm quang lâm chứng minh.

Ngoài ra, còn có chư tôn đức Tăng Ni trực thuộc môn phái tổ đình Tường Vân cùng các thiện tín nam nữ Phật tử các giới và thế quyến của Hòa thượng ở các tỉnh thành về dự lễ. 

Hòa thượng là người làng Triều Thủy, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên. Tên thật là Nguyễn Đình Hiệp, sinh năm 1938, viên tịch năm 1973 tại Sài Gòn.

 

Ngài sinh trong một gia đình thuần Phật có 9 anh em (4 trai, 5 gái) mà Hòa thượng là con út. Thân phụ là cụ Nguyễn Đình Thắng, pháp danh Tâm Minh, tự Diệu Dụng. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Lang, pháp danh Tâm Lạc.

tuong van 4.jpg
Lễ tưởng niệm Hòa thượng Chơn Thức

 

Hòa thượng xuất gia năm 12 tuổi với Đại lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, trụ trì tổ đình Tường Vân - Huế, là đệ tử đứng hàng thứ 32 của Đại lão Hòa thượng Tịnh Khiết.

Ngài thọ giới năm 1962 tại chùa Linh Quang, trụ sở của Giáo hội Tăng-già Thừa Thiên, được Hòa thượng bổn sư cho pháp danh là Tâm Thành, hiệu Chơn Thức.

Trong lúc Hòa thượng bổn sư đi hoằng đạo phương xa nên việc chùa được giao bớt lại cho các thầy trong sơn môn lo liệu. Kể từ đó, năm 1964, Hòa thượng được Hòa thượng bổn sư giao giữ chức giám tự tổ đình Tường Vân cho đến ngày viên tịch năm 1973.

 

Vốn thích hoằng pháp lợi sinh, gánh vác việc chùa, việc Giáo hội, Hòa thượng không nề hà Phật sự mà Giáo hội giao cho, từng là Đặc ủy Thanh niên năm 1968, Đặc ủy Cư sĩ  năm 1970.

Tuong van 1.jpg

tuong van 2.jpg
Chư tôn đức quang lâm buổi lễ và thành kính tưởng niệm cố Hòa thượng

 

Ngoài việc Giáo hội, Hòa thượng cũng xin phép Bổn sư cho tu sửa ngôi chánh điện, nhà Tổ, tháp Tổ, nhà Tăng ngày càng khang trang hơn. Để có thêm thu nhập nuôi chúng, Hòa thượng còn mở xưởng cưa gỗ, làm hương để bổ túc thêm kinh tế cho chùa. Bất cứ việc gì có lợi cho chùa, Hòa thượng đều làm. Đặc biệt về nghi lễ, Hòa thượng có giọng tụng kinh rất thiền vị nên các băng tụng hiện nay vẫn còn lưu hành.

 

Sau khi bệnh cũ tái phát, Hòa thượng vào Sài Gòn chữa trị nhưng không kịp nên đã thị tịch tại bệnh viện Grall - Sài Gòn năm 1973, hưởng dương 35 tuổi đời, 11 hạ lạp. Sau đó kim quan được đưa ra quàng tại Huế, nơi Hòa thượng gắn bó suốt cuộc đời mình và nhập tháp tại đồi Yết Ma, ngoại ô thành phố Huế, nay là Nghĩa trang tổ đình Tường Vân, đường Lê Ngô Cát, P.Thủy Xuân, TP.Huế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày