Tưởng niệm 44 năm ngày Hòa thượng Bửu Chơn viên tịch, tại chùa Phổ Minh

Hệ phái Phật giáo Nam tông tưởng niệm 44 năm ngày Hòa thượng Thích Bửu Chơn viên tịch
Hệ phái Phật giáo Nam tông tưởng niệm 44 năm ngày Hòa thượng Thích Bửu Chơn viên tịch
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 15-9 (1-8-Quý mão), tại chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp, TP.HCM), hệ phái Phật giáo Nam tông đã trang nghiêm tưởng niệm 44 năm ngày Hòa thượng Bửu Chơn, nguyên Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam, viên tịch (1979-2023).
Chư tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông tưởng niệm Hòa thượng Bửu Chơn tại chùa Phổ Minh

Chư tôn giáo phẩm Phật giáo Nam tông tưởng niệm Hòa thượng Bửu Chơn tại chùa Phổ Minh

Tai buổi lễ chư tôn đức giáo phẩm, quan khách, tu nữ, Phật tử đã thành kính tưởng niệm, ôn lại hành trạng, công đức của Hòa thượng Bửu Chơn.

Hòa thượng Thích Thiện Tâm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Chứng minh Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, trụ trì chùa Phổ Minh đại diện chư tôn đức đã ôn lại tiểu sử Hòa thượng Bửu Chơn.

Hòa thượng Thích Thiện Tâm, cùng chư tôn đức Phật giáo Nam tông

Hòa thượng Thích Thiện Tâm, cùng chư tôn đức Phật giáo Nam tông

Theo đó, Hòa thượng Bửu Chơn thế danh là Phạm Văn Tông, sinh năm Tân Hợi (1911) tại Sa Đéc - Đồng Tháp. Thuở nhỏ, Hòa thượng đã có cơ duyên sinh sống tại đất nước Chùa Tháp Campuchia, được thấm nhuần giáo lý Phật giáo và xuất gia vào năm 1940. Về sau, Hòa thượng vào rừng thực tập hạnh đầu-đà xuyên suốt nhiều năm.

Năm 1951, Hòa thượng được Phật tử cung thỉnh về Sài Gòn để hoằng truyền Phật pháp. Đến năm 1952, Hòa thượng sang Sri Lanka để thực hiện nghiên cứu Phật học tại Trường Dhammaducla Viddhyàlaya. Không chỉ chuyên tâm trong con đường học Phật, Hòa thượng còn tích cực trong các hoạt động Phật sự quốc tế, góp phần lan tỏa đạo pháp ở nhiều nơi. Vào năm 1956, Hòa thượng tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới lần thứ 3 tại Miến Ðiện.

Hòa thượng là thành viên vận động thành lập Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Nhiệm kỳ lâm thời, Hòa thượng được thỉnh cử vào cương vị Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam vào năm 1957. Năm 1962, Hòa thượng được tái suy cử Tăng thống Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam. Hòa thượng đã cùng với Hòa thượng Narada (người Tích Lan) vận động xây dựng thắng tích Thích Ca Phật Đài tại núi Lớn - Vũng Tàu.

Chư tôn đức trong khóa kinh tưởng niệm

Chư tôn đức trong khóa kinh tưởng niệm

Trong cuộc đấu tranh chống chế độ kỳ thị tôn giáo của chế độ Ngô Đình Diệm, Hòa thượng được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. Năm 1975, Hòa thượng được cử giữ chức Phó Chủ tịch Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM. Năm 1979, Hòa thượng đảm nhận chức vụ cố vấn Ban Chưởng quản Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam khóa 11.

Chư Tăng từ các nơi về chùa Phổ Minh tham dự lễ tưởng niệm Hòa thượng Bửu Chơn

Chư Tăng từ các nơi về chùa Phổ Minh tham dự lễ tưởng niệm Hòa thượng Bửu Chơn

Hòa thượng nghiên cứu Phật giáo tại nhiều nước Tây phương và cũng là một học giả, thông thạo nhiều ngoại ngữ như: Lào, Thái Lan, Khmer, Miến Ðiện, Tích Lan, Trung Quốc, Pháp, Anh, Ðức, Ý, Nga và cổ ngữ Pàli.

Hòa thượng dành nhiều thì giờ nghiên cứu, biên soạn thành tự điển Pàli hữu dụng, phiên dịch và trước tác để hoằng dương giáo pháp vẫn còn được lưu truyền và có giá trị cho đến nay.

Các tu nữ tham dự buổi lễ tưởng niệm

Các tu nữ tham dự buổi lễ tưởng niệm

Ngày 17-9-1979, Hòa thượng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo Việt Nam sang thăm hữu nghị, tham dự lễ Đôn-ta tại Campuchia và tổ chức lễ truyền giới Tỳ-kheo cho các nhà sư Campuchia.

Ngày 21-9-1979 (1-8-Kỷ Mùi), do bệnh cũ bộc phát, Hòa thượng viên tịch tại Phnôm Pênh, hưởng thọ 69 tuổi đời, 39 hạ lạp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày