Tưởng niệm cố cư sĩ Võ Đình Cường, thăm cư sĩ Tống Hồ Cầm (104 tuổi)

Thượng tọa Thích Tâm Hải thắp hương tưởng niệm cố cư sĩ Võ Đình Cường và phu nhân
Thượng tọa Thích Tâm Hải thắp hương tưởng niệm cố cư sĩ Võ Đình Cường và phu nhân
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Ngày 8-2-2021 (nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý), được sự ủy nhiệm của Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ, trước thềm Tết cổ truyền Tân Sửu 2021, Thượng tọa Thích Tâm Hải, Phó Tổng biên tập, đã đến tư gia thắp hương tưởng niệm cố cư sĩ Võ Đình Cường, nguyên Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, nguyên Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ.

Cư sĩ Võ Đình Cường (1918-2008), là người gầy dựng, phát triển và hướng dẫn giáo dục cho Gia đình Phật tử Việt Nam từ những năm 1947.

Cùng với chị Võ Thu Hằng, con gái của cư sĩ Võ Đình Cường

Cùng với chị Võ Thu Hằng, con gái của cư sĩ Võ Đình Cường

Với cương vị Ủy viên Thanh niên và Trưởng Ban Hướng dẫn Gia đình Phật tử trong Tổng hội Phật giáo Việt Nam, cư sĩ đã khéo léo kết hợp, quy tụ một số huynh trưởng cốt cán, có năng lực và giàu tâm huyết như các anh: Lê Cao Phan, Phan Cảnh Tuân, Nguyễn Xuân Quyền, Lê Cảnh Đạm, Lê Văn Dũng, Văn Đình Hy, chị Hoàng Thị Kim Cúc..., tổ chức các khóa trại huấn luyện mà quan trọng nhất là trại Kim Cang vào trung tuần tháng 5 năm 1951, nhằm đào tạo huynh trưởng nòng cốt cho ba miền Bắc - Trung - Nam.

Tháng giêng năm 1964, khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thành lập, cư sĩ Võ Đình Cường được Đại hội cử đảm nhiệm Vụ trưởng Gia đình Phật tử Vụ, Trưởng Ban Hướng dẫn Trung ương Gia đình Phật tử cho đến năm 1981.

Cư sĩ từng đảm nhiệm biên tập, Tổng Thư ký tòa soạn báo Giải Thoát, Tiến Hóa, Ngày Mai, Liên Hoa, Tạp chí Phật giáo Việt Nam, Hải Triều Âm tuần báo Thiện Mỹ; Tổng Biên tập báo Giác Ngộ (1976-1990), chủ biên Tập văn - ấn phẩm của Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Tổng biên tập sáng lập tạp chí Văn Hóa Phật Giáo.

Ngoài ra, ông còn là một nhà văn đã xuất bản trên 10 đầu sách như: Ánh đạo vàng, năm 1945; Thử hòa điệu sống, năm 1949; Đây gia đình (hồi ký), năm 1956; Đường Tam tạng thỉnh kinh, năm 1960; Những cặp kính màu năm 1964; Những ngả đường (truyện dài), năm 1965; Đạo Phật qua cặp kính màu của tôi (nghị luận), năm 1967; Cành hoa Mẹ tặng (tuyển tập), năm 1994; Cô gái bất khuất (dịch tuyển truyện ngắn của Somerset Maugham), năm 1972; Vi phạm nhân quyền miền Nam Việt Nam (dịch từ nguyên bản tiếng Pháp của Phái đoàn điều tra Liên Hiệp Quốc về cuộc đàn áp Phật giáo năm 1963 của chính quyền Ngô Đình Diệm), xuất bản năm 1964.

Cùng ngày, Thượng tọa Phó Tổng biên tập đã đến thăm, chúc thọ cư sĩ lão thành tại tư gia ở quận Tân Bình, TP.HCM.

Thăm cư sĩ lão thành Tâm Bửu Tống Hồ Cầm tại tư gia

Thăm cư sĩ lão thành Tâm Bửu Tống Hồ Cầm tại tư gia

Cư sĩ lão thành Tống Hồ Cầm, nguyên Ủy viên Kiểm soát Trung ương GHPGVN, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Giác Ngộ, năm nay bước vào tuổi 104. Cư sĩ là một trong những gương mặt tiêu biểu cùng thời với cố cư sĩ Võ Đình Cường, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ của các tổ chức Phật giáo, Hội Phật học từ thời chấn hưng cho đến lúc nghỉ ngơi.

Cư sĩ hiện được con cháu chăm sóc tận tình, dẫu tuổi cao nhưng vẫn rất hoan hỷ khi thấy chư Tăng đến thăm. Trong câu chuyện với vị cư sĩ lão thành của Phật giáo Việt Nam ngoài trăm tuổi lúc nào cũng đầy ký ức về chư tôn đức Tăng Ni các thế hệ với thái độ kính Phật trọng Tăng.

Thượng tọa Thích Tâm Hải đã chuyển lời thăm hỏi, chúc thọ của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đến cư sĩ Tống Hồ Cầm. Ông cũng bày tỏ sự xúc động và tri ân chư tôn túc trưởng lão trong đạo tình nhớ nghĩ, thăm hỏi và có những lời chúc tốt lành đến ông và gia đình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới trong khuôn khổ chương trình Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 ở Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM

Ánh sáng từ bi và trí tuệ qua ý nghĩa Vesak

GNO - Sự đản sinh của Đức Phật mang theo thông điệp về lòng từ bi, là lời kêu gọi nhân loại hãy sống một cuộc đời ý nghĩa, gieo trồng những hạt giống lành và lan tỏa tình thương đến muôn loài. Đức Phật không chỉ là một nhân vật lịch sử mà còn là biểu tượng của sự giác ngộ, ánh sáng từ bi và trí tuệ.
Xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức đã được cung thỉnh an vị tại tháp Đa Bảo - công trình kỷ niệm Pháp nạn 1963 trong khuôn viên Việt Nam Quốc Tự (Q.10, TP.HCM), vào sáng 11-5 (14-4-Ất Tỵ)

Quả tim Đa Bảo

GNO - Giác Ngộ online trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài thơ "Quả tim Đa Bảo" do Hòa thượng Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phật học VN viết nhân Lễ cung thỉnh, chiêm bái và tôn trí xá-lợi Trái tim Bồ-tát Thích Quảng Đức vào tháp Đa Bảo, Việt Nam Quốc Tự.
Ni trưởng Thích nữ Như Dung trao quà đến các em trong ngày hội yêu thương dành cho trẻ thơ tại chương trình "Em hướng về Vesak" - Ảnh: H.Y

Rộn ràng tiếng cười trẻ thơ trong ngày hội “Em hướng về Vesak”

GNO - “Con thích nhất là được đọc truyện ‘Phép tắc người con’ và vẽ Bụt ngồi dưới cây bồ-đề. Con thấy Bụt hiền như mẹ con, như các chị của con” - bé Thảo Trang, 6 tuổi, cười tươi rói, chia sẻ giữa sân chùa Long Vân (P.Tam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai) khi tham gia ngày hội “Em hướng về Vesak”.

Thông tin hàng ngày