Vì sao chúng ta khổ đau?

GNO - Chắc chắn chúng ta từng hỏi câu này và từng kết luận rằng do người nào đó hại mình, do người nào đó "lấy" đi hạnh phúc của mình, hoặc do mình vô tình đánh mất hạnh phúc... Ít khi chúng ta nhận diện rằng, do chúng ta còn tham-sân-si (3 gốc rễ tạo nên khổ đau mà Bụt gọi là 3 món độc).

wa1268496127.nv.jpgwa1268496127.nv.jpg
Ảnh minh họa
Do si (ngu si, trí tuệ bị lu mờ) nên mình nhìn khôngrõ, hoặc không thấy mọi sự-vật trên thế gian hễ có hình tướng thì đều hư vọng (tuân theo quy luật sanh-trụ-dị-diệt). Vì thế, mình không hề chăm sóc và cũng không bao giờ để ý tới, đến khi nó di (thay đổi) hoặc diệt (không còn biểu hiện nữa) thì mình khổ đau, than trách. Cái này mình thường gặp trong hiện tượng già đi của thân mình và mất đi của những người thân-thương!Do si, nên mình mới tham, mới chất chứa nhiều tài vật, dính mắc vào danh-lợi, quyền lực. Bởi si nên mình không thấy ngay cả thân mình còn tạm bợ, vì thế mình không thấy các vật khác, danh lợi cũng tạm bợ, không thật. Mình dính mắc, cần cầu đến điên đảo mộng tưởng, đến không làm chủ được bản thân và khổ đau. Vì tham, vì muốn thật nhiều, không biết đủ và luôn chấp giữ nên khi nó mất đi theo quy luật sanh-diệt thì mình sẽ sân hận, sẽ nghĩ là mình đã bị ai đó "cướp mất" cái của mình, thuộc về mình (trong khi những vật hoặc người kia cũng nằm trong quy luật sanh diệt, vô thường mà mình không hay). Và cái này cũng liên quan tới si, tức là mình không thấy được nhơn quả của sự mất mát, đôi khi mình đã từng lấy đi những cái không phải của mình rồi, nay bị lấy, cớ sao sân hận? Nếu thấy và sống với nhơn quả thì mình sẽ mỉm cười an nhiên, hứa trả và hứa không vay nữa (nghĩa là không tạo nhơn xấu).Đến đây, mình thấy 3 món độc tham-sân-si có trong nhau. Khi si thì sẽ tham và vì tham nên sân; vì sân nên si và vì si nên tham-sân, vì tham nên sân và do tham-sân nên si...
L.Đ.L

LTS: Bạn đọc viết bài cho chuyên mục, vui lòng gửi về bandocgiacngo@gmail.com. Bài không quá 800 chữ, là những suy tư trước cuộc sống, thời sự đang diễn ra quanh mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày