Vì sao Việt Nam cho tiêm trộn vắc-xin Covid-19?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
Bộ Y tế khuyến cáo tiêm duy trì 2 mũi vắc-xin cùng loại, trường hợp không có vaccine AstraZeneca thì có thể tiêm mũi 2 vắc-xin Pfizer thay thế song phải theo dõi sức khỏe.

Lý giải điều này, Phó viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng chiều 13-7 cho biết một số quốc gia châu Âu đã nghiên cứu tiêm mũi 1 vắc-xin AstraZeneca và mũi 2 tiêm vắc-xin Pfizer. Sở dĩ tiêm trộn như vậy vì lúc đầu họ nghĩ vắc-xin AstraZeneca không đáp ứng được các biến thể của virus, nên tiêm thay mũi 2 bằng vắc-xin Pfizer.

"Đã có một số nghiên cứu ở quy mô vài nghìn người, vài trăm người, ở các quốc gia khác nhau và đưa ra kết quả khác nhau. Cụ thể, nếu tiêm trộn vắc-xin thì miễn dịch bảo vệ cá thể đó tốt hơn là tiêm 2 mũi AstraZeneca, nhưng đồng thời cũng ghi nhận một số lượng phản ứng bất thường sau tiêm, tăng lên đáng kể so với tiêm 2 liều cùng loại", bà Hồng nói.

Vì vậy, theo bà Hồng, Bộ Y tế họp và trong quyết định phân bổ vắc-xin Pfizer đã khuyến cáo chủ yếu tiêm duy trì 2 mũi vắc-xin cùng loại. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu nguồn cung vắc-xin, tại thời điểm chỉ có Pfizer mà không có AstraZeneca, thì có thể tiêm Pfizer song phải theo dõi sức khỏe của người được tiêm.

Bà Hồng cho biết thêm, Bộ Y tế đã làm việc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tổ chức này cũng chưa khuyến cáo chính thức về việc tiêm trộn giữa các loại vắc-xin. Nhà sản xuất Pfizer cũng chưa khuyến cáo về tiêm trộn.

"Tham khảo các nghiên cứu đã có kết quả trên thế giới, Ủy ban tư vấn Việt Nam cho phép tiêm trộn vắc-xin song khuyến cáo phải theo dõi sức khỏe người tiêm", bà Hồng nhấn mạnh.

Bà Hồng cho biết hiện nay Việt Nam có 4 loại vắc-xin Covid-19 sẽ triển khai trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. Đầu tiên là vắc-xin AstraZeneca đã triển khai tiêm thời gian qua. Vắc-xin Pfizer trong tuần này sẽ được vận chuyển đến các khu vực để tiêm. Ngoài ra, còn có vắc-xin Moderna và sắp tới Sinopharm, Sputnik V.

Mỗi loại vắc-xin đều có hướng dẫn sử dụng khác nhau, về liều, cách thức pha, cách sử dụng để đảm bảo an toàn tiêm chủng. Các loại vắc-xin này đều có hiệu quả bảo vệ tương đương nhau từ 70% mũi một tăng lên 80 đến hơn 90% mũi hai, và đều ghi nhận các phản ứng phụ tương đương. "Vì vậy, người dân nên tin tưởng và tiêm khi có vắc-xin, không nên có tư tưởng chờ đợi hay trì hoãn tiêm", bà Hồng khuyên.

Tính đến ngày 16-7, Việt Nam đã có thêm 41.817 người được tiêm chủng. Như vậy tổng cộng đã thực hiện tiêm chủng 4.233.896 liều. Trong đó, số người đã được tiêm 1 mũi là 3.935.719, số người đã được tiêm đủ 2 mũi là 298.177.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày