Xây dựng tượng Phật cho sự hòa hợp xã hội

GNO - Một bức tượng Phật mới cao 13,7 mét được dựng lên ở khu Chittagong Hill của Bangladesh trên cơ sở của Tịnh xá Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha (TSSSV) đã trở thành một biểu tượng của sự hiệp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi xung đột và bất ổn.

Banglades Buddha.jpg

Bức tượng Đức Phật - biểu tượng của sự hòa hợp tôn giáo ở Chittagong Hill, Bangladesh

Bức tượng này là sáng kiến của Hòa Thượng U. Waisudha Mahathera, trụ trì TSSSV, và được tài trợ bởi Paimang Marma, một vị khách thường xuyên đến TSSSV, giải thích rằng bức tượng này đã mất 2 năm để xây dựng, với sự giúp đỡ của một kiến trúc sư từ Myanmar. Chi phí xây dựng tổng cộng là 42.000 USD, với sự đóng góp của các cộng đồng Phật giáo, Kitô giáo, Hindu và Hồi giáo, cũng như các đại diện của chính quyền địa phương và với các chính trị gia cung cấp sự hợp tác trong quá trình xây dựng bằng nhiều cách khác nhau.

TSSSV, nằm cách quận lị Bandarban 20 km, được thành lập ở quận Bandarban cách đây 18 năm và cũng có một trường học và một trung tâm thiền.

Niladhan Tanchyanga, một tín đồ của HT. Waisudha, nhận xét rằng ngay cả những người của các tôn giáo khác cũng đã tin theo và tôn trọng HT. Waisudha, đó là lý do tại sao họ sẵn sàng đóng góp cho việc xây dựng bức tượng. Sự đóng góp của họ cũng giúp hỗ trợ TSSSV, bao gồm cả trường học.

Việc xây dựng bức tượng, được hoàn thành vào cuối tháng 11 năm ngoái, đã phải đối mặt với nhiều trở ngại. Khi chùa Ajalcuga ở quận Rangamati lân cận muốn xây dựng bức tượng Phật cao 3 mét hồi năm 2014, đã có sự phản đối mạnh mẽ từ chính quyền địa phương.

Chính quyền quận thậm chí còn đưa ra 144 quy định cấm đối với Phật tử trong khu vực, khẳng định rằng các khu vực trong rừng được bảo vệ nằm ngoài giới hạn để xây dựng bất kỳ loại hình định cư nào. Tuy nhiên, họ cũng tìm cách tước đi quyền xây dựng các cấu trúc tôn giáo trên đất của các cộng đồng Phật giáo và các tổ chức bản xứ khác ở Chittagong Hill.

Theo ông HT. Waisudha, tượng Phật cao 13,7 mét là bức tượng Phật ngồi lớn nhất trong nước, mặc dù Bangladesh có 2 tượng Phật lớn khác: tượng Phật nằm ở Ramu ở quận Cox's Bazar, và 1 tượng Phật đang đứng ở quận Khagrachari thuộc khu Chittagong Hill.

HT. Jinabodhi Bhikkhu, giáo sư Đại học Pali thuộc Đại học Chittagong, lưu ý rằng các bức tượng Phật thiền định có giá trị đáng kể trong văn hoá Phật giáo, và việc xây dựng bức tượng này sẽ đem lại vinh dự lớn cho Bangladesh. Ngài bày tỏ hy vọng hình tượng sẽ thu hút được nhiều khách du lịch, cả Bangladesh và nước ngoài, những người sẽ đi đến Chittagong Hill để chiêm bái bức tượng.

Trong vài năm gần đây, Bangladesh đã chứng kiến một số vụ tấn công cố ý vào các công trình Phật giáo và các tu viện cổ, điển hình ở xu hướng tăng cường tấn công và bạo lực chống lại Phật giáo và các nhóm thiểu số khác trong nước.

Tượng Phật ở TSSSV, do các nhà tài trợ từ nhiều tôn giáo và các dân tộc khác nhau, đã trở thành biểu tượng của sự hợp tác và hòa hợp của đất nước.

Văn Công Hưng (theo Prothom Alo)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày