Hà Nội: Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam

Hà Nội: Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam

(GNO) Sáng  ngày 12-01-2008, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc (UNVESAK) 2008 với sự tham dự của Chư tôn Giáo phẩm thường trực HĐTS GHPGVN, Ban tôn giáo chính phủ, đại diện một số cơ quan nhà nước cấp trung ương, các đơn vị doanh nghiệp tham gia tài trợ cùng các cá nhân, tổ chức đã tưng tham gia phục vụ cho Đại lễ. Phó thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Gia Khiêm  đã đến dự và phát biểu tại Hội nghị.
Tăng thân Làng Mai trong bài Thiền ca ở lễ Khai mạc Đại lễ Phật Đản LHQ 2008 tại VN - Ảnh: Minh Phúc

Khóa tu giữa mùa Phật Đản

GNO - Nhiều khóa tu có ý nghĩa đã được thiền sư Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai đã được tổ chức trước và sau Đại lễ Phật đản quốc tế tại Việt Nam 2008 này.
Thượng tọa Thích Chân Quang

Nhạc sỹ của Vesak

“Niềm ước muốn loài người lệ sẽ thôi rơi. Tình yêu thương đem lại niềm vui khắp nơi”, tác giả của những ca từ đầy nhân văn và giai điệu bác học trên là Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì chùa Phật Quang thuộc núi Dinh, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Quốc lễ Phật đản và Tâm linh dân tộc

Quốc lễ Phật đản và Tâm linh dân tộc

Phật đản là một lễ hội văn hóa tâm linh lâu đời. Bản thân lễ hội không đứng riêng ra như một chỉnh thể văn hóa biệt lập (thuộc về tôn giáo) mà là mạch sống tâm linh trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, được người Việt nhiều đời gọi một cách gần gũi thân thương với khát vọng thuần thiện, hòa bình, no đủ: ngày Bụt sinh, Bụt đẻ. Đó cũng là ngày (là mùa) tâm thức hướng lành của dân tộc.
Ý nghĩa Phật đản PL.2552-DL.2008

Ý nghĩa Phật đản PL.2552-DL.2008

Mùa Phật đản, hoa Vô ưu một lần lại nở! Ngài giáng phàm  giữa vườn Lâm Tỳ Ni rực rỡ ánh hào quang, hòa quyện trong sắc hương thơm ngát của chư Thiên, mây trời kết ngũ sắc cúng dàng, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu Di dường như cúi đầu để tiếp đón Bậc Thầy của nhân thiên.
Hơn 20 ngàn Tăng Ni Phật Tử tham  dự  đại lễ Phật đản

Hơn 20 ngàn Tăng Ni Phật Tử tham dự đại lễ Phật đản

(GN0) Trên  20.000 Tăng Ni, Phật tử đã có mặt trên khán đài sân vận động Trung Tâm Thể dục thể thao Quân Khu 7 (Q.Tân Bình) vào 6 giờ sáng nay 19- 5 để tham dự đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc 2008 do Ban Trị Sự  THPG Tp Hồ Chí Minh tổ chức.

Lâm Đồng: Thiêng liêng đêm sen mừng Khánh Đản

Nằm trong khuôn khổ của Đại lễ Phật đản có qui mô lớn nhất từ trước đến nay ở Lâm Đồng, tối qua 13/4 ÂL, hơn 30.000 Tăng Ni, chính quyền các cấp, đồng bào Phật tử, quí tôn giáo bạn, du khách trong và ngoài nước vân tập quanh Hồ Xuân Hương (TP. Đà Lạt) để chứng minh, tham dự, bái vọng đêm hội hoa đăng, phong sinh đăng với chủ đề “Đêm Sen Mừng Đại Lễ”.
Đà Nẵng: Phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc

Đà Nẵng: Phát huy truyền thống đồng hành cùng dân tộc

Sáng ngày 19-5, tại Lễ đài chính ở Công viên Nước thành phố đã diễn ra Đại lễ Phật đản 2552 do Ban Trị sự Thành Hội Phật giáo Đà Nẵng tổ chức. Dự lễ có các đồng chí Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thành phố; Bùi Công Minh, Chủ tịch Ủy ban MTTQ thành phố…
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo với dàn giao hưởng " Khai Giác"

Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo với chương trình giao hưởng "Khai Giác"

LTS: Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo sinh năm 1940 tại Hà Nội, năm 13 tuổi được gia đình gửi đi Pháp du học, sau đó trúng tuyển và theo học khoa Sáng tác âm nhạc của Nhac viện Quốc gia Paris. Năm 1963, 23 tuổi, ông đã đoạt giải nhất sáng tác nhạc của Pháp, với tác phẩm “Thành đồng tổ quốc” ca ngợi Việt Nam anh dũng chống giặc ngoại xâm. Nhạc sĩ là tác giả của bản nhạc giao hưởng và hợp xướng Khai giác trình diễn tại Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc (LHQ) Hà Nội. Một chiều bên hồ Hoàng Cầu, trước cửa nhà nhạc sĩ Nguyễn Thiện Đạo ở Hà Nội, mặc dù đang rất bận vì tập trung cho chương trình hợp xướng Khai giác tại Đại lễ Phật đản LHQ, ông vẫn dành thời gian để trò chuyện cùng phóng viên Giác Ngộ...    GN

Thừa Thiên Huế: Dâng hoa cúng dường Lễ Kỷ niệm Khánh Đản

Được hình thành phát triển vào những năm đầu của thập kỷ 40 và sau đó chính thức mang tên "Gia Đình Phật Tử Việt Nam" vào năm 1951. Trải qua thời gian dài gần 60 năm tồn tại và không ngừng phát triển, Gia đình Phật tử xứng đáng với vai trò và nhiệm vụ của mình trong các hoạt động "hộ đạo, giúp đời".
Lâm Đồng: Đại Lễ Phật Đản của thành phố hoa

Lâm Đồng: Đại Lễ Phật Đản của thành phố hoa

Hàng chục ngàn tăng ni, du khách trong và ngoài nước cùng bà con Phật tử  các huyện thị thành trong toàn tỉnh Lâm Đồng đã vân tập về lễ đài chính (trung tâm văn hoá du lịch Lâm Đồng bên bờ Hồ Xuân Hương) để kỷ niệm lần thứ ngày đản sinh của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni.
Thừa Thiên Huế: 10.000 người tham gia rước Phật

Thừa Thiên Huế: 10.000 người tham gia rước Phật

Đêm 18-5 (14-04 Mậu Tý) tại thành Phố Huế, Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Huế đã cử hành lễ Rước Phật đi từ chùa Diệu Đế lên chùa Từ Đàm trong im lặng hùng tráng để cầu nguyện quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Đón lễ Phật Đản 2552 tại chùa Jogyesa, Seoul

Thực là một thiện duyên thú vị và chẳng định trước cho một cư sĩ Phật tử làn nhàn như tôi được viếng thăm ngôi cổ tự Jogyesa tại Seoul, thủ đô của Nam Hàn trong chốc lát vào mùa Phật đản năm nay 2008.
Phật Đản Liên Hiệp quốc tại Việt Nam

Phật Đản Liên Hiệp quốc tại Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp Liên Hiệp Quốc, kỷ niệm ba sự kiện là Đản sanh, Thành đạo và Niết bàn của Đức Phật. Tên gọi chính thức tại Việt Nam là Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, hoặc còn gọi là Ngày Phật đản/Tam hợp Liên Hiệp Quốc.

Thông tin hàng ngày