Ẩm thực VESAK bức tranh văn hóa Việt

Đại lý thực phẩm chay  Âu Lạc tại Tp Hồ Chí Minh
Đại lý thực phẩm chay Âu Lạc tại Tp Hồ Chí Minh
Công ty Âu Lạc thành lập từ năm 2003, chuyên ngành sản xuất các sản phẩm thực phẩm chay Việt Nam. Đến nay công ty có hơn 1.000 sản phẩm các loai. Năm 2007, công ty mở show room ở Mỹ và xuất khẩu thường xuyên sang thị trường này.
Hiện tại, Âu Lạc đang có dự án phát triển một hệ thống nhà hàng chay ở TP.HCM và các tỉnh.
Tiêu chí của công ty là phát triển thực phẩm chay đáp ứng các nhu cầu của khách hàng theo tiêu chí dưỡng sinh, kiện toàn sức khỏe, và bảo vệ môi trường.
Âu Lạc đảm trách phần chiêu đãi ẩm thực chay cho Vesak theo quyết định số 124/CV/HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thư mời của UB Tổ chức Quốc tế và Ban Thường trực T.Ư, Ban Điều phối Quốc gia tổ chức Đại lễ Phật đản LHQ 2008


Nhìn từ góc độ ẩm thực,  Đại lễ Vesak cần chuẩn  bị 4.500 suất ăn chay cho  toàn bộ đại biểu tại Đại lê và hơn 10.000 hộp cơm cho Phật tử trong cả nước, tổng cộng 6 bữa ăn trong ba ngày… Đây là phần “thực” rất quan trọng cho một chương trình đạo pháp thiêng liêng lần đầu tiên diễn ra tại Việt Nam. Phần việc bếp núc khó khăn ấy được Công ty Âu Lạc đảm nhiệm. Ngay khi chúng tôi thực hiện bài viết này, Âu Lạc đã cho hai chuyến xe container tải trọng 9 tấn/ chiếc chở chén bát ra Hà Nội để phục vụ Đại lễ Vesak. “Chưa hết đâu, chúng tôi còn vài tấn chen bát đang đặt hàng Công ty gốm sứ Minh Long làm gấp rút cho kịp…”, chị Ái Trinh - Giám đốc Âu Lạc, người tổng quản chương trình ẩm thực của Vesak - cho biết như vậy.
Vesak sẽ có phần ẩm thực đầy bản sắc Việt, bảo đảm thực khách ngon miệng và an toàn tối đa dù rằng một số vùng miền tại Việt Nam đang có dịch bệnh. Chị Ái Trinh bắt đầu câu chuyện bằng nhiệm vụ mà Ban Tổ chức Vesak giao cho Âu Lạc như thế.

Có thực mới vực được... Vesak
Trong khi số thực khách có mặt tại Đại lễ Vesak được Ban Tổ chức thông báo lên đến hơn 4.500 đại biểu chính thức, Công ty Âu Lạc đưa ra quyết định sẽ dùng thống nhất một mẫu, chén bát, đĩa… cho các bữa ăn. “Điều này thể hiện sự thống nhất phù hợp với tinh thần Vesak, tạo dấu ấn riêng cho chương trình ẩm thực Vesak, và cũng mang tính hòa hợp, bình đẳng theo yếu chỉ Phật giáo”, chị Ái Trinh nhận định. Và, để huy động đủ số lượng chén bát đũa muỗng thống nhất cùng một kiểu như vậy, Âu Lạc phải đặt hàng cho Công ty gốm sứ Minh Long ở Bình Dương và đơn hàng này đã khiến Minh Long “chạy bở hơi tai” mới hoàn tất kịp.
Vesak tổ chức tại Hà Nội, đơn vị đầu bếp lại là người Sài Gòn, tất cả dụng cụ từ lớn tới nhỏ đều chuyên chở từ Nam ra Bắc. Tình hình nhiêu khê này xuất phát từ một thực tế: việc tổ chức bữa chay cho hơn một vạn người với yêu cầu thống nhất mẫu chén bát như thế chưa từng diễn ra tai Việt Nam, và khó có đơn vị làm chén bát nào kham nổi trách nhiệm này khi thời gian chuẩn bị gấp rút như lần này.


Thế nhưng, người tổng quản một khối lượng công việc khổng lồ và hết sức khó khăn phức tạp ấy lại hết sức điềm tĩnh. Gặp chúng tôi khi Vesak còn mười ngày nữa là khai mạc, chị Ái Trinh vẫn vui vẻ kể về danh mục thực đơn gần 100 món mà Âu Lạc vừa ấn định xong. “Chúng tôi lấy tinh thần Việt Nam, dùng nguyên liệu Việt Nam, thợ nấu Việt Nam, để dọn các bữa ăn chay thuần Việt cho thực khách nhân Đại lễ Phật đản lần này. Âu Lạc sẽ phục vụ những món ăn từ thiên nhiên, thực vật, mang dấu ấn của một thời người dân Việt hòa mình với núi sông, lớn lên tư ngọn rau, củ, quả. Với quan niệm ẩm thực là nghệ thuật gây ấn tượng cả ở thị giác, chúng tôi sẽ thiết kế các món ăn mang tâm hồn người Việt, thực khách đến với bữa ăn, nhìn thấy cả hình sông dáng núi Việt Nam, gần gũi với đặc sản chay Việt Nam và chắc chắn sẽ hài lòng với nghệ thuật nêm nếm, pha chế từ nước chấm đến các món cuốn cuộn, từ những món ăn chính như cơm canh đến các món tráng miệng mang dấu ấn Nam Bộ”, chị Trinh nói thêm, “chúng tôi còn phải đem rất nhiều trái cây từ miền Nam ra để trang trí cho bàn tiệc”.
Truyền thống ẩm thực Việt Nam gắn liền với lịch sử. Quá khứ hào hùng của dân tộc ta có những đầu bếp của vua Quang Trung thạo nghề dã chiến, nấu ăn trên lưng ngựa mà lập nên chiến công hiển hách. Lần này Âu Lạc phải đảm nhiệm 6 bữa ăn cho hơn một vạn người nhưng Ban Tổ chức chỉ cho chúng tôi một khoảng nền đất trống tại Trung tâm Mỹ Đình. Tất cả phương tiện còn lại Âu Lạc phải tự lo. Và chúng tôi đã chuẩn bị để dựng nhà bếp dã chiến bằng lều bạt, mọi phương tiện chế biến, đường dẫn nước, quy trình phục vụ… đều do chúng tôi tính toán và đảm nhiệm”. Tinh thần ấy vừa thể hiện sư thành kính với Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc, vừa mang dấu ấn Việt Nam, vừa mang nét đảm lược của người dân Việt trước các sự kiện trọng đại có tầm vóc lịch sử.

An toàn và... phi lợi nhuận
“Chúng tôi phải đưa đến Vesak một số lượng lớn các máy chiên xào, đảo, trộn để làm cho kịp thời gian. Nấu ăn tại chỗ không giản đơn là làm sao cho đủ các suất. Mà trong cùng một lúc, phải nấu xong các món với thời gian bằng như một bữa cơm gia đình. Bởi thực khách không thể chờ lâu, mà thời gian chuẩn bị bữa ăn cho mười người với mười nghìn người thì cũng không thay đổi. Vì thế, trong một khoảng thời gian ngắn, phải nấu xong hàng tấn thức ăn, nên phải nhờ máy móc giúp sưc mới được”.
Nói vậy, nhưng số lượng nhân viên Âu Lạc huy động cho chương trình ẩm thực Vesak đã lên đến con số 390 người, đi đầy 10 chiếc xe khách. Thế nhưng chị Trinh cho biết vẫn còn một số nhân viên đi bằng đường hàng không, cộng với nhân viên là người tại chỗ nữa.
Vesak diễn ra vào mùa Hè, lại gặp lúc một số vùng miền Việt Nam đang có dịch, nên yêu cầu an toàn thực phẩm được đặt ra nghiêm nhặt. Ban lãnh đạo công ty Âu Lạc cân nhắc kỹ các nguồn nguyên liệu thực phẩm, kể cả tính toán đến nguồn nước rửa tại chỗ khi chuẩn bị bữa ăn. “Chúng tôi vẫn dùng nguyên liệu nhà, thực phẩm chủ yếu từ bột đậu nành, lúa mì, rau, củ, quả… và áp dụng chế độ kiểm định chất lương như khi xuất hàng sang Mỹ. Nguồn rau tươi sạch chúng tôi đặt từ hệ thống cung cấp Metro và Công ty rau quả sạch Hà Nội. Nhân viên làm việc với đồng phục, dụng cụ, thống nhất theo tiêu chuẩn an toàn tối đa”.
Thực ra, đây cũng là sở trường của Âu Lạc bấy lâu nay, vì hệ thống thực phẩm chay mang thương hiệu Âu Lạc không chỉ tạo được uy tín trong nước mà từ năm 2007 đã hiện diện ở Mỹ như một nhà cung cấp thức ăn chay an toàn mà người dân Mỹ… chấp nhận được.

Ban Tổ chức Vesak cũng lo xa, nửa tháng trước ngày khai mạc Đại lễ đã thành lập một đoàn kiểm tra quy trình thực phẩm, bay từ Hà Nội vào TP.HCM, trực tiếp nếm thử các món sẽ nằm trong thực đơn, và bày tỏ sự an tâm về chất lượng cũng như quy trình chế biến món ăn. “Nhân viên Âu Lạc chúng tôi khi vào công ty đều được đài thọ bữa ăn, và tất cả đều ăn chay. Yêu cầu này nhằm đảm bảo tính thuần khiết chay cho các sản phẩm của Âu Lạc”, chị Trinh tự tin nói về độ an toàn của thực phẩm Âu Lạc.
Bao nhiêu kỳ công dành cho lượng công việc đồ sộ như thế, làm được đã là đáng khâm phục. Nhưng hơn hết, chị Ái Trinh đảm nhận tất cả phần việc này với tinh thần tự nguyện phi lợi nhuận. Chị Trinh nói trong niềm hoan hỷ: “Âu Lạc đầu tư cho chương trình này theo đúng nghĩa cúng dường cho Vesak, chúng tôi không nhận một đồng thù lao, chi phí gì từ những việc đang làm”. Và mặc dù Âu Lạc không chu trương tính toán số kinh phí bỏ ra khi mọi việc chưa kết thúc, nhưng chị Trinh nhẩm tính số tiền chi ra đã vượt qua con số 10 tỷ đồng. Và cứ theo ca dao tục ngữ Việt Nam “của một đồng công một nén”, thật cũng khó hình dung cho hết được tấm lòng của những người làm nghề nấu nướng đang hướng về Vesak - Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần này.

Lam Điền

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Giác linh đài cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn tại chùa Thanh Hà

Đà Nẵng: Lễ tưởng niệm Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn

GNO - Sáng nay 30-4 (22-3-Giáp Thìn), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức Lễ tưởng niệm Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Thiện Toàn tại chùa Thanh Hà (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng), nguyên Ủy viên Hội đồng Trị sự, nguyên Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Đà Nẵng, trụ trì chùa Thanh Hà và chùa Pháp Lâm.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Kiềm chế các căn

GNO - Kiềm chế các căn có nghĩa là đảm bảo rằng chúng hòa hợp với các đối tượng của chúng.

Thông tin hàng ngày