Phật tử tắm Phật - một nghi thức tâm linh truyền thống của người con Phật
2. Ngày Phật đản được tổ chức không cùng một thời gian trên thế giới tùy thuộc vào lịch âm lịch được sử dụng trong các nền văn hóa khác nhau. Nói chung, ở các nước theo dương lịch, ngày này sẽ diễn ra trong tháng 5, hoặc tháng 6 (trong năm nhuận). Tuy nhiên, ở Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Đại lễ Phật đản được tổ chức vào ngày 8 tháng Tư âm lịch.
3. Vào ngày này, Phật tử thường viếng chùa chiền và thực hiện các nghi lễ bao gồm cầu nguyện và cúng dường nến và hoa. Nghi lễ phổ biến khác bao gồm tắm tượng Phật, cúng dường trai tăng cũng như nghe các nhà sư thuyết pháp.
4. Phóng sinh chim chóc và động vật là một nghi thức phổ biến. Đối với Phật tử, đó là một biểu tượng của sự giải thoát. Nhưng trong những năm gần đây, nhận thức về hệ sinh thái cũng đã dẫn đến nhiều sự kiềm chế hơn. Năm nay, Hội đồng Quản trị Công viên Quốc gia cũng như Hội Ái hữu Phật giáo (Singapore) đã khuyên các Phật tử không làm việc này, chỉ ra rằng hầu hết các loài vật đã được thuần hóa khi được thả vào tự nhiên có thể không tồn tại và những loài động vật có thể tồn tại nhưng lại làm đảo lộn hệ sinh thái trong tự nhiên.
5. Tại Singapore, Đại lễ Phật đản được xem là ngày nghỉ lễ kể từ năm 1955 sau nhiều kiến nghị của công chúng. Trong những thập niên đầu của thế kỷ 20, Đại lễ Phật đản được tổ chức cùng với ngày Quốc khánh của cộng đồng Sri Lanka trong một sự kiện kéo dài 2 ngày. Sau Thế chiến thứ 2, đã có một phong trào mong muốn biến ngày Đại lễ Phật đản thành ngày nghỉ lễ, trong đó Hiệp hội Phật giáo Singapore là tổ chức đề xuất kiến nghị.
Cúng dường nến tại một ngôi chùa Tây Tạng
Treo lồng đèn mừng Phật đản
Văn Công Hưng (Theo The Straits Times)