Các địa điểm khảo cổ được xác định là có niên đại trong một số giai đoạn lịch sử, bao gồm thế kỷ II-V (sau Tây lịch) và thế kỷ XIV-XV.
Phát hiện lần này bao gồm các bản khắc và các bức tranh tường mang tên các thành phố cổ là Mathura và Kosambi. Ngoài ra, còn có một bảo tháp và một mảnh vỡ của chiếc trụ Phật giáo cũng được tìm thấy. Hình ảnh được khắc trên mảnh vỡ là mô hình thu nhỏ của một bảo tháp. ASI còn khám phá ra 2 đền thờ thần Shaiva từ thời Kalachuri (thế kỷ IX-XI), cũng như một số đồng tiền xu từ thời Mughal và Sharqi của Vương quốc Jaunpur (1394-1413).
Dấu tích về Phật giáo Đại Thừa đã được phát hiện trong các đền thờ và hang động |
Khu bảo tồn rừng Bandhavgarh nằm cách thủ đô Bhopal của bang Madhya Pradesh khoảng 500km về phía Tây. Đây là nơi sinh sống của những con hổ được bảo vệ và phần lớn của khu bảo tồn không mở cửa cho công chúng.
S.K. Bajpai, vị dẫn đầu của nhóm khảo cổ, cho biết: “Đây là lần đầu tiên ASI khám phá Bandhavgah kể từ sau cuộc thám hiểm vào năm 1938 của nhà khảo cổ N.P. Chakravarti. Nhiều kiến trúc ở đó đã được chúng tôi ghi chép lại. Chúng tôi đã ghi nhận và báo cáo nhiều công trình kiến trúc, bao gồm các hang động cổ, đền thờ, di tích Phật giáo, các tác phẩm điêu khắc, nhiều bức tranh tường và một số ghi chép bằng các văn tự cổ xưa như Brahmi và Nagari.”, S.K. Bajpai, vị dẫn đầu của nhóm khảo cổ cho biết.
Bajpai thông tin thêm rằng tên của các thành phố cổ như Mathura và Kaushambi ở Uttar Pradesh cũng được tìm thấy trong các bia ký và được các nhà khảo cổ ghi lại. Một quan chức cấp cao khác của ASI chia sẻ: “Tên của những thành phố nằm cách xa Bandhavgarh cho thấy rằng đã từng có mối quan hệ giao thương tại đây và những người từ các thành phố khác có thể đã cúng dường và quyên góp một thứ gì đó cho các tu viện. Nhưng tất cả đều mới chỉ là những phỏng đoán”.
Nhiều hang động Phật giáo được phát hiện tại Bandhavgah |
Các nhà khảo cổ lưu ý rằng có tất cả 35 ngôi đền đã được phát hiện trong khu vực, 9 ngôi đền từ các cuộc thám hiểm trước đó và 26 cái còn lại được phát hiện gần đây. Trong số các ngôi đền và hang động, các dấu tích về Phật giáo Đại thừa đã xuất hiện trong một số hiện vật.