[Ảnh] Gia đình Phật tử Việt Nam

Gia đình Phật tử sẽ giúp nhau dễ dàng theo dấu chân Đức Phật
Gia đình Phật tử sẽ giúp nhau dễ dàng theo dấu chân Đức Phật
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nơi sân chùa vào mỗi ngày Chủ nhật, hoặc những tối thứ Bảy đều vang lên những âm sắc sinh hoạt tươi vui của các anh chị em Gia đình Phật tử.

Gia đình Phật tử là tên gọi của tổ chức giáo dục đạo đức cho thanh thiếu đồng niên tin Phật, được Hội Việt Nam Phật học khai sinh và đặt tên cho từ năm 1951.

Tiền thân của Gia đình Phật tử là Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục và Gia đình Phật hóa phổ do Hội An Nam Phật học và Cư sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám sáng lập từ năm 1940.

Gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức đặc thù của Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Như Danh

Gia đình Phật tử Việt Nam là một tổ chức đặc thù của Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Như Danh

Với mục đích: “Đào luyện thanh - thiếu - đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính. Góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội” - Ảnh: Dương Bá

Với mục đích: “Đào luyện thanh - thiếu - đồng niên tin Phật thành Phật tử chân chính. Góp phần phụng sự Đạo Pháp và xây dựng xã hội” - Ảnh: Dương Bá

Thành phần của Gia đình Phật tử bao gồm: thanh niên, thiếu niên, đồng niên nam nữ có niềm tin Phật, tự nguyện tham gia tổ chức Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá

Thành phần của Gia đình Phật tử bao gồm: thanh niên, thiếu niên, đồng niên nam nữ có niềm tin Phật, tự nguyện tham gia tổ chức Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá

Việc tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tu học của Gia đình Phật tử được Giáo hội tin tưởng giao cho một bộ phận huynh trưởng tiêu biểu trực tiếp điều hành quản lý với chức danh là Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử - Ảnh: Như Danh

Việc tổ chức, hướng dẫn sinh hoạt tu học của Gia đình Phật tử được Giáo hội tin tưởng giao cho một bộ phận huynh trưởng tiêu biểu trực tiếp điều hành quản lý với chức danh là Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử - Ảnh: Như Danh

Lứa tuổi đoàn sinh gồm có ngành Đồng (nam, nữ Oanh vũ) từ 6 đến 12 tuổi - Ảnh: Dương Bá
Lứa tuổi đoàn sinh gồm có ngành Đồng (nam, nữ Oanh vũ) từ 6 đến 12 tuổi - Ảnh: Dương Bá
Đoàn sinh ngành Đồng (hay gọi là Oanh vũ) có 4 bậc học: Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, Tung Bay. Mỗi bậc học 1 năm - Ảnh: Dương Bá
Đoàn sinh ngành Đồng (hay gọi là Oanh vũ) có 4 bậc học: Mở Mắt, Cánh Mềm, Chân Cứng, Tung Bay. Mỗi bậc học 1 năm - Ảnh: Dương Bá
Ngành thiếu (nam, nữ) từ 13 đến 18 tuổi; và ngành Thanh (nam, nữ) từ 19 tuổi trở lên. Đoàn sinh ngành thiếu có 4 bậc học: Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung Thiện, Chánh Thiện. Mỗi bậc học 1 năm - Ảnh: Như Danh

Ngành thiếu (nam, nữ) từ 13 đến 18 tuổi; và ngành Thanh (nam, nữ) từ 19 tuổi trở lên. Đoàn sinh ngành thiếu có 4 bậc học: Hướng Thiện, Sơ Thiện, Trung Thiện, Chánh Thiện. Mỗi bậc học 1 năm - Ảnh: Như Danh

Đoàn sinh ngành Thanh có 4 bậc học: Hòa, Minh, Kiến, Trực. Mỗi bậc học 3 năm. Sau mỗi bậc học có thi khảo sát, nếu trúng cách Đoàn sinh sẽ được cấp chứng chỉ trúng cách để tiếp tục học bậc trên - Ảnh: Như Danh

Đoàn sinh ngành Thanh có 4 bậc học: Hòa, Minh, Kiến, Trực. Mỗi bậc học 3 năm.

Sau mỗi bậc học có thi khảo sát, nếu trúng cách Đoàn sinh sẽ được cấp chứng chỉ trúng cách để tiếp tục học bậc trên - Ảnh: Như Danh

Ngành đồng có trại huấn luyện Tuyết Sơn để đào tạo Đầu Đàn - Thứ Đàn; ngành thiếu có trại huấn luyện Anoma – Ni Liên để đào tạo đội trưởng, đội phó, chúng trưởng, chúng phó; ngành thanh có trại huấn luyện Tu Đạt Đa – Tỳ Xá Khư để đào tạo đội trưởng, đội phó, chúng trưởng, chúng phó - Ảnh: Dương Bá
Ngành đồng có trại huấn luyện Tuyết Sơn để đào tạo Đầu Đàn - Thứ Đàn; ngành thiếu có trại huấn luyện Anoma – Ni Liên để đào tạo đội trưởng, đội phó, chúng trưởng, chúng phó; ngành thanh có trại huấn luyện Tu Đạt Đa – Tỳ Xá Khư để đào tạo đội trưởng, đội phó, chúng trưởng, chúng phó - Ảnh: Dương Bá
Cuối khóa trại có thi khảo sát, nếu trúng cách trại sinh được cấp chứng chỉ trúng cách - Ảnh: Như Danh
Cuối khóa trại có thi khảo sát, nếu trúng cách trại sinh được cấp chứng chỉ trúng cách - Ảnh: Như Danh
Huynh trưởng Gia đình Phật tử luôn tu học và huấn luyện nhằm xây dựng nếp sống tinh thần, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức tổng quát, có năng lực chuyên môn và tinh thần sáng tạo để hướng dẫn tu học cho đoàn sinh Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Huynh trưởng Gia đình Phật tử luôn tu học và huấn luyện nhằm xây dựng nếp sống tinh thần, hoàn thiện phẩm chất đạo đức, nâng cao kiến thức tổng quát, có năng lực chuyên môn và tinh thần sáng tạo để hướng dẫn tu học cho đoàn sinh Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Tu học chánh pháp, trau dồi kiến thức là vấn đề trường kỳ và quan yếu đối với đời sống huynh trưởng Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Tu học chánh pháp, trau dồi kiến thức là vấn đề trường kỳ và quan yếu đối với đời sống huynh trưởng Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Huynh trưởng Gia đình Phật tử là cán bộ nòng cốt của tổ chức, là người thực hiện mục đích của Gia đình Phật tử, vì thế huynh trưởng đóng vai trò hết sức quan trọng về sự thịnh suy của Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá

Huynh trưởng Gia đình Phật tử là cán bộ nòng cốt của tổ chức, là người thực hiện mục đích của Gia đình Phật tử, vì thế huynh trưởng đóng vai trò hết sức quan trọng về sự thịnh suy của Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá

Vừa học vừa tu vừa phục vụ là tâm nguyện của người huynh trưởng Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Vừa học vừa tu vừa phục vụ là tâm nguyện của người huynh trưởng Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Huynh trưởng có 4 bậc học: bậc Kiên (thời gian học 1 năm), bậc Trì (thời gian học 2 năm), bậc Định (thời gian học 3 năm), bậc Lực (thời gian học 4 năm) - Ảnh: Như Danh

Huynh trưởng có 4 bậc học: bậc Kiên (thời gian học 1 năm), bậc Trì (thời gian học 2 năm), bậc Định (thời gian học 3 năm), bậc Lực (thời gian học 4 năm) - Ảnh: Như Danh

Chào ấn cát tường trong Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Chào ấn cát tường trong Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Chương trình mỗi bậc học có các chủ đề: Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử; hiểu biết về tổ chức Gia đình Phật tử và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; kiến thức tổng quát và khả năng chuyên môn và tu tập tự thân - Ảnh: Dương Bá

Chương trình mỗi bậc học có các chủ đề: Phật pháp - Tinh thần - Lịch sử; hiểu biết về tổ chức Gia đình Phật tử và Giáo hội Phật giáo Việt Nam; kiến thức tổng quát và khả năng chuyên môn và tu tập tự thân - Ảnh: Dương Bá

Trại huấn luyện huynh trưởng Lộc Uyển để đào tạo đoàn phó; trại huấn luyện huynh trưởng A Dục để đào tạo Đoàn trưởng. Trại huấn luyện huynh trưởng cấp Huyền Trang để đào tạo Liên Đoàn trưởng. Trại huấn luyện Huynh trưởng Vạn Hạnh để đào tạo ban viên Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Trại huấn luyện huynh trưởng Lộc Uyển để đào tạo đoàn phó; trại huấn luyện huynh trưởng A Dục để đào tạo Đoàn trưởng. Trại huấn luyện huynh trưởng cấp Huyền Trang để đào tạo Liên Đoàn trưởng. Trại huấn luyện Huynh trưởng Vạn Hạnh để đào tạo ban viên Ban Hướng dẫn Phân ban Gia đình Phật tử - Ảnh: Dương Bá
Cả nước hiện có 990 đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt tại 32 tỉnh thành, với tổng số huynh trưởng và đoàn sinh là 54.221 vị (theo số liệu báo cáo tại hội nghị tổng kết của Phân ban Gia đình Phật tử T.Ư, ngày 11-1-2024, tại chùa Thiên Chánh (TP.HCM) - Ảnh: Như Danh

Cả nước hiện có 990 đơn vị Gia đình Phật tử sinh hoạt tại 32 tỉnh thành, với tổng số huynh trưởng và đoàn sinh là 54.221 vị (theo số liệu báo cáo tại hội nghị tổng kết của Phân ban Gia đình Phật tử T.Ư, ngày 11-1-2024, tại chùa Thiên Chánh (TP.HCM) - Ảnh: Như Danh

Hoạt động chuẩn bị cho trại Dũng của đơn vị Đức Trí - Ảnh: Dương Bá
Hoạt động chuẩn bị cho trại Dũng của đơn vị Đức Trí - Ảnh: Dương Bá
Trại vượt bậc của một đơn vị tại Đồng Nai - Ảnh: Như Danh
Trại vượt bậc của một đơn vị tại Đồng Nai - Ảnh: Như Danh
Niềm vui khi tham dự một trò chơi lớn - Ảnh: GĐPT
Niềm vui khi tham dự một trò chơi lớn - Ảnh: GĐPT
Bắt đầu - Ảnh: Dương Bá

Bắt đầu - Ảnh: Dương Bá

Trò chơi lớn - Ảnh: Dương Bá

Trò chơi lớn - Ảnh: Dương Bá

Đêm tưởng niệm trong trại huấn luyện huynh trưởng do Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM tổ chức- Ảnh: Dương Bá
Đêm tưởng niệm trong trại huấn luyện huynh trưởng do Phân ban Gia đình Phật tử TP.HCM tổ chức- Ảnh: Dương Bá
Đêm lửa trại của một đơn vị trong rừng xanh - Ảnh: Như Danh
Đêm lửa trại của một đơn vị trong rừng xanh - Ảnh: Như Danh
Cùng đồng diễn trong trại Lục hòa - Ảnh: Dương Bá
Cùng đồng diễn trong trại Lục hòa - Ảnh: Dương Bá
Gia đình Phật tử tri ân đến thầy cố vấn giáo hạnh - Ảnh: GĐPT Hoằng Pháp
Gia đình Phật tử tri ân đến thầy cố vấn giáo hạnh - Ảnh: GĐPT Hoằng Pháp
Chị và em trong thời lễ Phật, tụng kinh đầu giờ - Ảnh: GĐPT Hoằng Pháp
Chị và em trong thời lễ Phật, tụng kinh đầu giờ - Ảnh: GĐPT Hoằng Pháp
Những mầm non tương lai của Phật giáo - Ảnh: GĐPT Hoằng Pháp
Những mầm non tương lai của Phật giáo - Ảnh: GĐPT Hoằng Pháp
"Những môn học trong Gia đình Phật tử sẽ giúp các em dễ dàng theo dấu chân Đức Phật. Những môn học mà các em đang học tập hàng ngày trong các Gia đình Phật tử là những môn cần ích cho đời, một khi xã hội cần đến. Những ngành văn hóa của Gia đình như múa hát, văn chương, kịch nhạc sẽ giúp các em tô điểm cho đời thêm tươi đẹp. Những môn cứu thương, gút, morse sẽ giúp các em cứu thoát những tai nạn hàng ngày xung quanh các em. Những môn thêu thùa, gia chánh sẽ giúp các em trong những công việc nội trợ và những bài học Phật pháp sẽ giúp các em hiểu thấu ý nghĩa cuộc đời và sống đúng ý nghĩa ấy." - sách Đây Gia đình - Ảnh: Dương Bá

"Những môn học trong Gia đình Phật tử sẽ giúp các em dễ dàng theo dấu chân Đức Phật. Những môn học mà các em đang học tập hàng ngày trong các Gia đình Phật tử là những môn cần ích cho đời, một khi xã hội cần đến. Những ngành văn hóa của Gia đình như múa hát, văn chương, kịch nhạc sẽ giúp các em tô điểm cho đời thêm tươi đẹp. Những môn cứu thương, gút, morse sẽ giúp các em cứu thoát những tai nạn hàng ngày xung quanh các em. Những môn thêu thùa, gia chánh sẽ giúp các em trong những công việc nội trợ và những bài học Phật pháp sẽ giúp các em hiểu thấu ý nghĩa cuộc đời và sống đúng ý nghĩa ấy." - sách Đây Gia đình - Ảnh: Dương Bá

Sinh hoạt vòng tròn - Ảnh: Bình San
Sinh hoạt vòng tròn - Ảnh: Bình San
“Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắn đến hàng ngũ thanh thiếu niên. Họ là những người sẽ nối tiếp chúng ta trong ngày mai…” - Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

“Không có thành tựu bền vững nào lại không nhắn đến hàng ngũ thanh thiếu niên. Họ là những người sẽ nối tiếp chúng ta trong ngày mai…” - Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày