Ban Hoằng pháp Trung ương chiêu sinh Lớp cao, trung giảng sư khóa XII (2022-2025)

Ban Tổ chức Đào tạo Giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN ra mắt vào năm 2018
Ban Tổ chức Đào tạo Giảng sư thuộc Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN ra mắt vào năm 2018
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương đã có thông báo chiêu sinh đào tạo cao, trung cấp giảng sư khóa XII (2022-2025).

Theo đó, thông báo chiêu sinh đào tạo cao, trung cấp giảng sư khóa XII (2022-2025), gởi đến Ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành; Ban Hoằng pháp các tỉnh, thành và Tăng Ni.

Theo đó, điều kiện chiêu sinh lớp cao cấp giảng sư gồm: Tăng Ni tốt nghiệp cao đẳng Phật học, Học viện Phật giáo VN, trung cấp giảng sư; Tuổi đời từ 25 đến 45, đã thọ đại giới và có tuổi đạo, từ 5 hạ trở lên.

Điều kiện đối với lớp trung cấp giảng sư gồm: Tăng Ni sinh tốt nghiệp Trung cấp Phật học, Tăng Ni xuất sắc trong hội thi diễn giảng tại các khóa An cư kiết hạ; Tuổi đời từ 25 đến 40, đã thọ đại giới và có tuổi đạo từ 3 hạ trở lên, (Tăng Ni dự thi phải có sức khoẻ bình thường, không dị tật, lục căn đầy đủ).

Phát và nhận hồ sơ: Phát hồ sơ vào ngày 6-12-2021 (3-11-Tân Sửu), do tình hình dịch bệnh Covid-19, Tăng Ni tải hồ sơ trên trang facebook Đào Tạo Giảng Sư.

Nhận hồ sơ vào thứ Hai, ngày 3-1-2022 (1-12-Tân Sửu), nếu tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Tăng Ni nộp hồ sơ qua zalo số 0945636207 (thầy An Khánh), hình thức: nộp bằng ảnh chụp mặt trước sau tất cả các mục theo yêu cầu trong hồ sơ. Hết hạn nhận hồ sơ: Thứ Tư, ngày 30-3-2022.

Tăng Ni nhận phiếu báo danh thi vào thứ Bảy, ngày 2-4-2022 (2-3-Nhâm Dần), từ 7 giờ sáng – đến 16 giờ chiều, tại Văn phòng đào tạo Cao – Trung cấp giảng sư. Khi đến nhận phiếu báo danh thi, Tăng Ni đem theo hồ sơ tuyển sinh để nộp, cùng với bản chính các loại giấy tờ để đối chiếu.

Thời gian và nội dung ôn thi: Thi viết: Chủ nhật, ngày 3-4-2022 (3-3-Nhâm Dần); thi diễn giảng: Ngày 2 – 7-5-2022 (2 – 7-4-Nhâm Dần), thời gian từ 7 giờ - 10 giờ 45 (Cao – Trung cấp).

Nội dung ôn thi đối với lớp cao cấp, Luận văn: Tăng Ni giảng sinh hãy nghiên cứu về mục đích “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sinh vi bổn hoài”; Tăng Ni có suy nghĩ nhận thức thế nào về mục đích hoạt động của Giáo hội “Trí Tuệ – Kỷ Cương – Hội Nhập – Phát Triển” của Ban Hoằng pháp trong thời đại công nghệ 4.0.

Diễn giảng: Tăng Ni giảng sinh chuẩn bị các chủ đề thuyết giảng, qua 4 yếu tố: Điệu bộ, giọng nói, văn chương và giáo lý. Mỗi đề tài 15 phút (bốc thăm và diễn giảng).

Chủ đề về: Nhân quả, Sám hối, Ngũ Thừa Phật giáo, Tứ nhiếp pháp, Tứ đế, Thập thiện, Nghiệp báo, Lục độ, Tam vô lậu học, Tam pháp ấn, Lục hòa, Ngũ uẩn, Thập nhị nhân duyên, Thất Giác chi, Bát Chánh Đạo.

Nội dung ôn thi đối với lớp trung cấp: Luận văn: Tăng Ni giảng sinh hãy nghiên cứu các chủ đề: “Oai nghi tế hạnh” của hành giả xuất gia; Năm đức của người xuất gia.

Diễn giảng: Thuyết giảng 10 phút theo các đề tài (bốc thăm đề nào giảng đề ấy): Quy Y Tam bảo, Ngũ giới, Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ vô lượng tâm, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất bồ-đề phần, Nhân quả, Sám hối.

Dự kiến ngày nhập học, thứ Hai, ngày 22-8-2022 (25-7-Nhâm Dần); Cao cấp học buổi sáng: 7g30 đến 10g 45; Trung cấp học buổi chiều: 13g đến 16g 45. Thời gian học: 3 năm (2022-2025), tại chùa Hòa Khánh (215 Phan Văn Trị, phường 11, quận Bình Thạnh, TP.HCM).

Mọi chi tiết xin liên hệ: Văn phòng Đào tạo Cao – Trung cấp giảng sư: chùa Hòa Khánh; Điện thoại liên hệ: 0918015097 (Thượng tọa Thích Quảng Tiến, Chánh Văn Phòng), 0945636207 (Đại đức Thích An Khánh, Phó Văn Phòng).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày