Busshi nghệ thuật điêu khắc các tác phẩm Phật giáo của Nhật Bản

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1233 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1233 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Những tác phẩm nghệ thuật xuất thần khắc họa chư Phật và Bồ-tát là những bài pháp vô ngôn.

Thông qua từng nét mặt và hình dáng của họ, chúng ta có thể thấy được mục đích mà chúng ta đang hướng đến trong cuộc sống của mình, đó có thể là lòng từ bi, sự bình an, trạng thái tập trung thiền định hay thậm chí là sự sáng suốt của trí tuệ.

Dòng truyền thừa với 1.400 năm tuổi

Nghệ thuật Busshi là một trong những di sản văn hóa quan trọng bậc nhất của Nhật Bản. Tuy nhiên, truyền thống này hầu như không được thế giới phương Tây biết đến. Những bức tượng theo phong cách này là một phần không thể thiếu trong văn hóa Nhật Bản suốt 1.400 năm là có lý do. Trải qua sự thăng trầm của nhiều triều đại, bao nhiêu cuộc chiến tranh, thiên tai, hay thậm chí là những cuộc pháp nạn của Phật giáo, nhưng những tác phẩm điêu khắc này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Hay nói một cách đơn giản hơn, bao gồm cả một dòng truyền thừa đông đảo những người thực hiện công việc chạm khắc gỗ Phật giáo, Busshi ban đầu là cái tên của một trung tâm Phật giáo Nhật Bản. Truyền thống này rất có thể đã được giới thiệu bởi các nghệ nhân từ lục địa châu Á, và một trong số đó là Tori Busshi vào giữa thế kỷ thứ VII.

Ban đầu, phong cách điêu khắc của Phật giáo Nhật Bản cũng giống với các tác phẩm điêu khắc cùng thời của Trung Quốc và Hàn Quốc, và chất liệu chính của họ là đồng chứ không phải gỗ. Nhưng vào thế kỷ thứ XI, do sự đứt gãy mối quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cùng với sự xuất hiện của một nghệ nhân Busshi huyền thoại tên là Jodo, nên phong trào nghệ thuật Busshi Nhật Bản bắt đầu nở rộ theo phong cách riêng của họ, hay còn được gọi là phong cách Wayo.

Thậm chí ngày nay, nghề thủ công Busshi vẫn giữ được nét khác biệt đáng kể so với quan niệm sáng tạo của phương Tây. Busshi hầu như luôn tạo ra những hình mẫu chính xác đối với các quy chuẩn mà tiền nhân đã thiết lập. Sự phát triển của truyền thống này đã đạt đến một trình độ tuyệt đối về kỹ thuật và sự trau chuốt trong phong cách của Busshi.

Có thể nói sự truyền thừa này là một đường thẳng tắp, không có một chút quanh co hay thêm bớt gì. Trong suốt chiều dài lịch sử, Busshi đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ, các ngôi chùa, các mạnh thường quân và cư sĩ thuộc tầng lớp trung lưu của Nhật Bản. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, truyền thống nghệ thuật Busshi là một trong những di sản văn hóa lớn nhất của Nhật Bản.

Sự truyền trao nghiêm khắc từ người thầy

Rất khó để trở thành một nghệ nhân có năng lực và kiếm sống bằng công việc này trong thế giới chạm khắc gỗ Phật giáo ở Nhật Bản, trừ khi họ phải đạt đến trình độ xuất thần và làm việc với sự kỷ luật cao. Không phải bất cứ ai tham gia vào ngành này đều có thể trở thành nghệ nhân chuyên nghiệp. Vì vậy, những vị thầy dạy điêu khắc rất nghiêm nghị. Những người học trò phải tìm cách kiềm chế cái tôi của mình, xây dựng tính kiên nhẫn và không ngừng rèn luyện để dần dần trưởng thành trong tâm thức.

Đây cũng giống như cuộc hành trình của những người anh hùng. Lúc đầu, những người học trò có thể gặp khó khăn trong việc luyện tập và thiết lập mối quan hệ hài hòa với sư phụ của mình, nhưng khi họ vượt qua những điều đó để tiếp tục rèn luyện nhiều hơn, thì họ sẽ nhận ra tình thương và sự quan tâm của vị thầy, cũng như sẽ quý trọng và tôn kính thầy đến suốt quãng đời còn lại của mình.

Rất khó để trở thành một nghệ nhân có năng lực và kiếm sống bằng công việc này trong thế giới chạm khắc gỗ Phật giáo ở Nhật Bản, trừ khi họ phải đạt đến trình độ xuất thần và làm việc với sự kỷ luật cao

Rất khó để trở thành một nghệ nhân có năng lực và kiếm sống bằng công việc này trong thế giới chạm khắc gỗ Phật giáo ở Nhật Bản, trừ khi họ phải đạt đến trình độ xuất thần và làm việc với sự kỷ luật cao

Phải nói thêm rằng tình yêu thương có nhiều hình dạng và sắc thái khác nhau; cách mà mọi người định nghĩa tình yêu thương cũng khác nhau tùy theo từng nền văn hóa. Chúng ta nghe nói về tình yêu thương và lòng bi mẫn rất quan trọng trong Phật giáo và các truyền thống tôn giáo khác, nhưng tình yêu thương và lòng bi mẫn là gì? Thoạt nhìn chúng ta rất dễ bác bỏ và chỉ trích cách mà vị thầy đối xử với người học trò; nó có thể có vẻ quá nghiêm khắc và lỗi thời. Tuy nhiên, nghiêm khắc lại chính là cách người thầy thể hiện tình yêu thương của mình đối với người học việc.

Phong cách dạy và học này đã tồn tại ở Nhật Bản hơn một thiên niên kỷ. Mối quan hệ giữa thầy và trò trong quá trình phát triển và tiến bộ thì chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Vì vậy, những người ngoài khi đánh giá truyền thống này phải nên có thái độ cởi mở đối với những người đang cố gắng duy trì nét nghệ thuật độc đáo này. Động lực làm việc của mỗi người thợ điêu khắc thường khác nhau. Những người học nghề lớn tuổi thường khá am hiểu về Phật giáo và có vẻ sẽ có tinh thần tự giác cao hơn.

Ngược lại, những học viên trẻ mới tốt nghiệp trung học thường không có nội tâm sâu sắc và cơ sở tâm linh vững chãi đằng sau động lực của họ. Họ có thiên hướng đi vào lĩnh vực này với lý do nghệ thuật nhiều hơn. Và một câu chuyện khá lý thú là có người nhìn thấy 1.001 bức tượng Quan Âm Bồ-tát ở Sanjusangendo ở Kyoto và kinh ngạc trước vẻ đẹp này nên quyết tâm theo đuổi nghề điêu khắc tượng. Nhưng trớ trêu thay, những người học nghề trẻ tuổi này thường trở thành thợ điêu khắc giỏi hơn và tiến bộ nhanh hơn những người học lớn tuổi.

Điêu khắc tượng Phật theo cùng một cách trong 1.400 năm, các nghệ nhân Nhật Bản đã nỗ lực giữ gìn truyền thống này một cách có hệ thống và kỷ luật.

Những điều này cũng đã được tái hiện trong bộ phim nổi tiếng mang tên Carving the Divine: Buddhist Sculptors of Japan của Yujiro Seki. Bộ phim giúp người xem có cái nhìn sâu sắc hơn về cách mà những phương thức điêu khắc tỉ mỉ của Busshi đã được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tác phẩm này nêu bật lên hình tượng nhân vật Koun Seki, vị thầy đã cống hiến cả cuộc đời cho nghề của mình, đồng thời cũng điều hành một ngôi trường dành riêng cho những người học nghề và các nghệ nhân mới nổi khác. Các sinh viên đến đây mỗi tháng hai lần và chỉ làm việc với gỗ. Nhưng công việc này lại mang tính tập trung quá cao nên họ thường quên mất thời gian ở bên ngoài.

Để thành công trong quá trình trui rèn cho môn nghệ thuật này, thì sự kiên nhẫn, tài năng, và bình tĩnh là những điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, cũng giống như học một ngôn ngữ mới, người học nghề càng trẻ thì họ có khả năng học nhanh hơn. Nếu bạn bị trói buộc trong cái tôi của mình, hay không chịu kìm nén cơn giận, không vâng lời vị thầy thì bạn sẽ không thể tiến bộ được bao nhiêu và sẽ nhanh chóng bị loại. Cách duy nhất để tồn tại là chăm chỉ nghe lời thầy ngay cả khi bạn cho rằng họ không đúng. Vì vậy, có lẽ những giá trị của Phật giáo như kiên nhẫn, loại bỏ bản ngã, hay chấp nhận khổ đau đều có ý nghĩa trong quá trình đào tạo và trui rèn của các nghệ nhân Busshi.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.

Thông tin hàng ngày