Các chùa trên cả nước trang hoàng, tất bật chuẩn bị Tết Nguyên đán

Trang hoàng cảnh chùa đón Tết
Trang hoàng cảnh chùa đón Tết
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Thời điểm này, các chùa ở trên khắp mọi miền đã hoàn thiện trang trí để đón Phật tử và du khách gần xa tới tham quan vào dịp tết Nguyên đán. Nhiều chùa đang hối hả gói bánh chưng chay để cúng Phật và làm quà cho Phật tử, người có hoàn cảnh khó khăn ăn Tết…

Trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, các con đường từ thành phố đến từng ngõ xóm ở nông thôn đều rực đỏ màu cờ, băng-rôn, cổng chào chúc mừng năm mới. Những dàn đèn màu kết thành nhiều biểu tượng, tô điểm cho đêm phố lung linh. Chùa chiền khắp các địa phương trên cả nước cũng trang hoàng cờ Phật giáo, những tấm biển Mừng xuân Di Lặc… và cờ Phật giáo cũng nối nhau trên nhiều con đường nơi có chùa tọa lạc.

Sắc xuân ở chốn thiền môn

Sắc xuân ở chốn thiền môn

Ngày này, đến các ngôi chùa dù là ở thành phố lớn, hay nơi thôn quê dân dã, cũng chứng kiến những ngôi chùa khoác lên mình quanh cảnh tươi mới của mùa Xuân, Tại nhiều ngôi già-lam, thấy xuất hiện những tiểu cảnh, vườn hoa đào, hoa cúc mang không khí mùa xuân ấm áp, an lành. Qua bàn tay của các Phật tử, những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc đã được treo lên, tô điểm cho nét xuân tại chùa trở nên lung linh hơn.

Chùa Bửu Minh ở Gia Lai khiến du khách vô cùng ấn tượng, cảm khái bởi hình ảnh chú mèo hiền lành và thoát tục. Trong khi đó, chùa Tam Chúc ở Hà Nam vốn nguy nga, nay càng lung linh hơn với những ánh đèn điện về đêm soi bóng xuống hồ Lục Nhạc.

Chùa Bửu Minh (Gia Lai)

Chùa Bửu Minh (Gia Lai)

Cùng với trang hoàng chùa chiền, cổ tự, tại nhiều chùa cũng đang hối hả chuẩn bị các hoạt động đón Tết. Phần lớn chùa, các Tăng, Ni cùng Phật tử đang tất bật lau dọn các bàn thờ, Tam bảo, bao sái tượng Phật và đồ thờ. Cùng với đó, bày biện trang trí bàn thờ Tam bảo, và chuẩn bị những nhành lộc để phát cho Phật tử, du khách đến lễ chùa vào Giao thừa và sáng mồng Một Tết.

Tại nhiều ngôi chùa, Tăng Ni và Phật tử gói bánh chưng chay để lễ Phật, cũng để làm quà, phát lộc cho những gia đình nghèo trên địa bàn, hoặc Phật tử. Thượng tọa Thích Minh Trí, trụ trì Chùa Phúc Lâm ở TP.Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), cũng là Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP.Biên Hòa cho hay: Tết Quý Mão năm nay, chùa Phúc Lâm gói 400 chiếc bánh chưng chay để cúng Phật làm quà cho các gia đình nghèo. Trong 2 ngày qua, hơn 20 Phật tử đã tham gia các công đoạn gói bánh chưng tại chua, với 2 tạ nếp, 50 kg đậu xanh, và 5 kg gia vị…

Chùa Phúc Lâm (Biên Hòa)

Chùa Phúc Lâm (Biên Hòa)

Ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội, ngày 28 Tết, sân chùa Thiên Trù trong thắng cảnh Hương Sơn (Hà Nội) đã tràn sắc xuân bởi phông nền phục vụ Lễ khai hội Xuân Quý Mão vừa mới dựng lên. Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì quần thể chùa Hương cho biết: sau 3 năm gián đoán, Lễ hội chùa Hương năm 2023 sẽ diễn trong 3 tháng, từ ngày 23-1-2023 đến 23-4-2023 (tức từ ngày mùng 2 tháng Giêng đến hết ngày mùng 4 tháng 3 Âm lịch), với chủ đề “Lễ hội chùa Hương an toàn - văn minh - thân thiện”. Lễ khai hội sẽ diễn ra vào ngày 27-1-2023, tức mùng 6 tháng Giêng năm Quý Mão.

Thượng tọa Thích Trí Minh cùng Phật tử chùa Phúc Lâm gói bánh cho người nghèo ăn Tết

Thượng tọa Thích Trí Minh cùng Phật tử chùa Phúc Lâm gói bánh cho người nghèo ăn Tết

Theo Ban Tổ chức. Lễ hội chùa Hương, Lễ hội du lịch Chùa Hương năm 2023 sẽ có nhiều đổi mới để đáp ứng nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn của du khách. Năm nay, Ban tổ chức sẽ thí điểm mô hình chạy xe điện tại các điểm bến xe để du khách về chùa Hương có thể thuận tiện tham quan vẻ đẹp của xã Hương Sơn. Công tác bảo đảm an ninh trật tự, vận chuyển du khách trên dòng Suối Yến được quan tâm. Kiên quyết xử lý hàng quán kinh doanh không chấp hành quy định của Ban Tổ chức lễ hội, các tuyến đường phải thông thoáng, an toàn, xanh sạch, đẹp.

Chùa Hương chuẩn bị khai hội

Chùa Hương chuẩn bị khai hội

"Điểm nổi bật của lễ hội Chùa Hương năm 2023 là Ban Tổ chức đổi mới hình thức bán vé tham quan lễ hội từ vé truyền thống sang mô hình vé điện tử. Đồng thời, sắp xếp lại các điểm bán vé, phương thức bán vé, bỏ việc bán vé tại 2 cổng Tiên Mai và Đông Khê, để bảo đảm thông thoáng, tạo điều kiện cho du khách tham quan, trẩy hội", ông Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức, Hà Nội chia sẻ.

Những năm gần đây, cùng với Lễ hội Yên Tử, thì lễ hội Xuân Tây Yên Tử luôn được nhiều du khách mong chờ, bởi được khám phá nhiều bí ẩn lịch sử trên sườn núi Yên Tử. Theo UBND tỉnh Bắc Giang, Lễ khai hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 diễn ra từ ngày 1 đến 6-2-2023 (tức từ ngày 11 đến 16 tháng Giêng năm Quý Mão) tại các huyện: Yên Dũng, Lục Nam, Lục Ngạn và Sơn Động.

Lễ hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần lễ Văn hoá - Du lịch tỉnh Bắc Giang năm 2023 có nhiều hoạt động sẽ được tổ chức như: Trưng bày chuyên đề “Dấu thiêng Phật giáo Tây Yên Tử - Di vật từ lòng đất”; lễ rước bộ mộc bản “Cư Trần lạc đạo phú” lên chùa Thượng; Hội Báo Xuân và trưng bày ảnh đẹp về thắng cảnh Tây Yên Tử; giải vô địch kéo co, đẩy gậy…

Hình ảnh do các chùa cung cấp

Hình ảnh do các chùa cung cấp

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày