“Cho đời chút bình yên”

Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương (bên trái) chia sẻ về nhân duyên sáng tác nhạc Phật giáo
Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương (bên trái) chia sẻ về nhân duyên sáng tác nhạc Phật giáo
0:00 / 0:00
0:00
GNO - "Cho đời chút bình yên" là tên gọi tập nhạc gồm 13 ca khúc về Phật giáo của nhạc sĩ Phạm Đăng Khương vừa được giới thiệu chiều 23-12.
Ca sĩ Đông Quân thể hiện ca khúc A Di Đà của lòng con do nhạc sĩ Phạm Đăng Khương sáng tác

Ca sĩ Đông Quân thể hiện ca khúc A Di Đà của lòng con do nhạc sĩ Phạm Đăng Khương sáng tác

Tại buổi giao lưu, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương cho biết, gia đình mình có một người con mê tụng kinh, mỗi ngày tụng 2 thời buổi sáng - tối. "Nghe riết tôi thấy 'ghiền' và bắt đầu có những cảm xúc để sáng tác nhạc Phật giáo. Bài nhạc Phật giáo đầu tiên tôi sáng tác có tựa đề Địa Tạng mỗi ngày.", ông chia sẻ.

Sau đó, ông tự tìm hiểu thêm về các bộ kinh như: Pháp hoa, Vu lan báo hiếu, Địa Tạng, Báo ân báo đức, Phổ môn… và ông cảm thấy lòng mình bình yên hơn, thấy cuộc đời nhẹ nhàng hơn. "Từ đó những giai điệu lại bật lên và trở thành lời hát", nhạc sĩ Phạm Đăng Khương bày tỏ.

Tập sách Cho đời chút bình yên
Tập sách Cho đời chút bình yên

Nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn tham dự tại buổi giao lưu chia sẻ, trước đây Phạm Đăng Khương viết nhiều đề tài trẻ trung. Những ca khúc Phật giáo này là thể nghiệm mới của nhạc sĩ. "Tôi tin rằng tập nhạc sẽ góp phần mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống này", nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn nói.

Theo đó, tập nhạc "Cho đời chút bình yên" gồm 13 ca khúc về Phật giáo như: Địa Tạng mỗi ngày, Pháp hoa chân lý, A Di Đà của lòng con, Mẹ Quán Thế Âm, Chú Đại bi huyền diệu... Những ca khúc này đã được thu âm hoàn chỉnh, có video và karaoke, được giới thiệu trên Youtube.

Nhạc sĩ Phạm Đăng Khương sinh ra tại Quảng Ngãi, ông tốt nghiệp khoa Toán - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, sau đó, tốt nghiệp khoa Lý luận - Sáng tác của Nhạc viện TP.HCM.

Từ năm 1977, nhạc sĩ Phạm Đăng Khương tham gia vào Câu lạc bộ Sáng tác trẻ Thành Đoàn tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. Năm 1991 ông làm Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật rồi Phó Giám đốc Nhà Văn hóa Thanh Niên cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2017.

Ngoài sáng tác nhạc, Phạm Đăng Khương còn tự thiết kế phòng thu âm, quay phim, dựng phim, chụp hình nghệ thuật, đạo diễn những bản video, vẽ chân dung,...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày