Chủ đề Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2023 “Trí tuệ Phật giáo đối phó các vấn nạn toàn cầu”

Hòa thượng - Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập ICDV
Hòa thượng - Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập ICDV
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 28-11, các thành viên trong Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc (ICDV) và Hiệp hội Quốc tế các Trường Đại học Phật giáo (IABU) đã họp trực tuyến.

Tham dự phiên họp này gồm có 31 thành viên của Ủy ban, đứng đầu là Hòa thượng - Tiến sĩ Phra Brahmapundit, Chủ tịch sáng lập ICDV. Về phía Thái Lan có Hòa thượng - Tiến sĩ Dhamvajrabundit, Hiệu trưởng Trường Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya (MCU), Tổng Thư ký ICDV và Thượng tọa - Tiến sĩ Hansa, Giám đốc Trường Phật học Quốc tế (IBS) thuộc MCU. Về phía Châu Âu có Hòa thượng Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV (Pháp quốc), ông Egil Lothe, thành viên ICDV, Chủ tịch Hội Phật giáo Na Uy. Về phía Việt Nam có Giáo sư - Tiến sĩ Lê Mạnh Thát, Thượng tọa - Tiến sĩ Thích Nhật Từ, đồng Thành viên ICDV.

Giáo sư Lê Mạnh Thát và Thượng tọa Thích Nhật Từ tham dự buổi làm việc trực tuyến của ICDV

Giáo sư Lê Mạnh Thát và Thượng tọa Thích Nhật Từ tham dự buổi làm việc trực tuyến của ICDV

Sau 2 tiếng làm việc, thảo luận trực tuyến, thành viên Ủy ban Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc thống nhất chủ đề chính của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2023 là “Trí tuệ Phật giáo đối phó các vấn nạn toàn cầu” (Buddhist Wisdom Coping with Global Crises). Chương trình Đại lễ sẽ diễn ra tại Thái Lan diễn ra từ ngày 31-5 – 1-6-2023, tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, Thái Lan.

Chủ đề của các diễn đàn học thuật bao gồm: Trí tuệ Phật giáo đạt được hòa bình thế giới (Buddhist Wisdom Achieve World Peace), Lời khuyên Phật giáo đối phó với biến đổi khí hậu (Buddhist Advice Coping with Climate Change), Đóng góp của Phật giáo phát triển xã hội và nhân đạo sau đại dịch Covid-19 (Buddhist Contribution to Further Social and Humanatarian Development after Covid Pandemic).

Do khó khăn về tài chính, Thái Lan dự kiến Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2023 sẽ mời 400 đại biểu chính thức đến từ 87 quốc gia.

Trong phiên họp này, Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc đã bầu ra Ban Thường vụ gồm có Hòa thượng Dhammaratana (Pháp quốc), Hòa thượng Chao Chu (Hoa Kỳ), Thượng tọa Hansa (Thái Lan), Thượng tọa Thích Nhật Từ (Việt Nam), ông Egil Lothe (Na Uy), ông Goh Sang Chai (Malaysia),…

Theo kế hoạch, phiên họp của Ban Thường vụ diễn ra vào lúc 18 giờ ngày 13-12-2022 nhằm thảo luận thành phần diễn giả và điều phối của các nhóm diễn đàn. ICDV sẽ tổ chức phiên họp của Ban Chỉ đạo vào ngày 19-12-2022 để thống nhất các công tác chuẩn bị cho Đại lễ Vesak.

Thành viên ICDV đã biểu quyết ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2025

Thành viên ICDV đã biểu quyết ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2025

Dịp này, căn cứ vào thư yêu cầu, Hòa thượng Dhammaratana cho biết việc hai nước Việt Nam và Singapore đều muốn tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc năm 2025.

Thượng tọa Thích Nhật Từ, Thành viên ICDV đã đề xuất đến ICDV, GHPGVN là đơn vị đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2025 nhân Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Sau khi thảo luận, Thành viên ICDV tham dự buổi họp đã biểu quyết ủng hộ Việt Nam đăng cai Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc vào năm 2025 và Singapore sẽ đăng cai vào năm 2026.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn - Tranh Phật giáo Trung Quốc

Tám ngọn gió đời

GNO - Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đợi nắng

GNO - Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.
Anh Nguyễn Hồng Lợi bên vợ và con

“Kình ngư không chân” và câu chuyện truyền cảm hứng

GNO - Khuyết tật bẩm sinh, bị bỏ rơi ngay từ ngày mới sinh, được dì và dượng ẵm về nuôi nhưng Nguyễn Hồng Lợi chưa bao giờ oán trách cha mẹ, mà ngược lại, anh xem đó là nguồn động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn.

Thông tin hàng ngày