Vấn đề hôm nay
Thế đấy, giới trẻ có vẻ “thực dụng” quá không hay chúng ta đang đánh giá các em khắt khe khi khoảng cách thế hệ thời nào cũng có. Chưa kể nhiều bậc cha mẹ áp dụng kỷ luật sắt trong việc học tập, nhồi nhét chúng sáng trưa chiều tối, lúc nào cũng học, phụ đạo trên lớp, học thêm ngoài giờ, quay cuồng mù mịt và luôn đưa ra áp lực phải vào trường này trường nọ…
Vậy thì lúc nào để tuổi trẻ cảm thấy gần gũi cha mẹ? Lớn lên, các em sẽ chỉ còn nhớ tuổi thơ “nhồi nhét” chữ nghĩa và oán cha mẹ không cho mình thời gian rong chơi. Cả tuổi trẻ vùi đầu vào sách vở và quên “mộng mơ”. Nói như Xuân Diệu “Giang sơn tuổi nhỏ tôi buông ra mà không biết. Bạn sau tôi có biết giữ gìn cho?”. Đối với cha mẹ, các em sẽ tỏ ra lạnh lùng và có khi hơi vô cảm khi chỉ thấy cần họ khi có nhu cầu vật chất.
Cần làm gì để thực hiện hiếu hạnh?
Lòng bao dung
Có ai đó nói “Nếu không bao dung được cha mẹ, mọi lòng tốt với thiên hạ chỉ là giả dối”. Điều kiện đầu tiên làm nên một người có đức hạnh, chính là lấy chữ hiếu làm đầu. Con người không tự nhiên sinh ra và lớn lên. Tất cả nhờ công ơn, bàn tay của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Cha mẹ không ai hoàn hảo, có người còn xấu xí, nghèo khó, nhưng không phải vì vậy mà bạn được phép quay lưng, phủ nhận cha mẹ mình.
Trên thế gian này, cha mẹ là hai người duy nhất chịu đựng thói hư tật xấu của ta mà có khi không hy vọng gì ta thay đổi. Thậm chí, chấp nhận hy sinh, chịu khổ không ca thán, chỉ mong sao con có được cuộc sống tốt đẹp nhất mà thôi. Thế nên vô luận cha mẹ ra sao, con cái cũng phải yêu thương, hiếu thuận và kính trọng. Một người bất trung bất hiếu, mà có làm điều thiện, nói lời nhân nghĩa thì tất cả chỉ là giả dối.
Điều kiện đầu tiên làm nên một người có đức hạnh, chính là lấy chữ hiếu làm đầu. Con người không tự nhiên sinh ra và lớn lên. Tất cả nhờ công ơn, bàn tay của cha mẹ sinh thành, nuôi dưỡng. Cha mẹ không ai hoàn hảo, có người còn xấu xí, nghèo khó, nhưng không phải vì vậy mà bạn được phép quay lưng, phủ nhận cha mẹ mình.
Có một câu chuyện về một chàng trai đưa cha vào nhà hàng ăn tối. Người cha già nua yếu ớt khi ăn cứ làm rơi vãi đồ ăn lên quần áo. Khách các bàn ăn chung quanh ai cũng liếc nhìn ông ta không giấu vẻ khó chịu, nhưng chàng trai vẫn điềm tĩnh như bình thường. Ăn xong, anh con trai không một chút lúng túng, lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, lau sạch các mẩu đồ ăn, các vết dơ, chải lại mái tóc bạc cho cha, sửa lại cặp kính lão cho ngay ngắn trên sống mũi cha. Người con trai trả tiền bữa ăn xong, rồi dìu cha ra về. Lúc ấy, một người đàn ông lớn tuổi trong số các thực khách buột miệng gọi với theo người con, ông ta hỏi:
- Anh bạn trẻ này, anh có nghĩ là anh để quên cái gì đó ở đây không vậy?
Chàng trai liếc nhanh chỗ ngồi ban nãy rồi trả lời: “Không, thưa ông, cháu đâu có để quên gì ở đây ạ”.
Người đàn ông nhẹ nhàng bảo: “Có, anh có quên. Anh đã để lại nơi đây một bài học cho tất cả những ai làm con, và để quên lại niềm hy vọng cho tất cả những ai làm cha!”.
Nhà hàng chìm vào yên lặng. Khi họ đi ra, cả nhà hàng im phăng phắc nhìn hai cha con họ. Không hiểu sao lại có người có thể làm cho tất cả mọi người đều ngượng nghịu chung như thế.
Lòng biết ơn
Chuyện kể rằng: Một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học thuộc loại xuất sắc. Anh tự tin dự tuyển vào vị trí quản lý tại một công ty lớn. Anh vượt qua các vòng đầu tiên và đến vòng cuối cùng, đích thân giám đốc phỏng vấn anh để đưa ra quyết định tuyển dụng. Vị giám đốc hỏi:
- Trong bốn năm đại học, anh có đi làm thêm không?
- Dạ không thưa ông, chàng trai trả lời.
- Vậy là cha anh đã trả toàn bộ học phí cho anh phải không?
- Cha tôi mất từ năm tôi một tuổi, vì vậy toàn bộ tiền học phí là do mẹ tôi gánh vác.
- Mẹ anh đang làm công việc gì?
- Mẹ tôi giặt quần áo thuê cho người ta.
Vị giám đốc nghe vậy bèn đề nghị chàng trai trẻ đưa bàn tay ra cho ông xem. Hai bàn tay của anh khá đẹp và mềm mại. - Ông hỏi.
- Anh đã bao giờ giúp đỡ mẹ trong việc giặt quần áo chưa?
- Chưa bao giờ, chàng trai thẳng thắn đáp.
- Tôi cần tập trung học cho thật tốt. Hơn nữa, mẹ tôi giặt thì nhanh hơn tôi chứ.
Nghe vậy, vị giám đốc nói:
- Tôi có một yêu cầu nhỏ. Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ. Rồi sáng hôm sau anh đến đây gặp tôi.
Chàng trai trẻ cảm giác cơ hội trúng tuyển của mình rất cao. Anh vui vẻ về nhà gặp mẹ và đề nghị rửa tay cho mẹ. Người mẹ cảm thấy khó hiểu trước yêu cầu của con trai nhưng vẫn đưa hai tay ra cho con rửa.
Chàng trai chầm chậm rửa sạch bàn tay của mẹ mình. Từng giọt nước mắt của anh rơi xuống khi anh rửa tay cho mẹ. Lần đầu tiên, anh nhận ra đôi bàn tay của mẹ không chỉ nhăn nheo, mà còn chằng chịt những vết sẹo và chai sạn. Những vết sẹo này hẳn là rất đau đớn vì anh cảm nhận được mẹ khẽ rùng mình mỗi khi anh nhúng tay mẹ vào nước.
Đó cũng là lần đầu tiên chàng trai nhận ra chính đôi bàn tay này đã ngày ngày cần mẫn giặt quần áo để có thể trang trải tiền học phí cho anh. Những vết sẹo trên đôi bàn tay mẹ cũng là cái giá cho những bảng điểm xuất sắc của anh.
Sau khi rửa sạch đôi bàn tay mẹ, chàng trai trẻ lặng lẽ giặt nốt chỗ quần áo còn lại trong ngày. Tối hôm đó, mẹ con anh đã trò chuyện với nhau rất lâu.
Sáng hôm sau, chàng trai quay lại công ty.
Vừa nhìn thấy anh, vị giám đốc hỏi:
- Anh có thể cho tôi biết anh đã làm gì và học được gì trong ngày hôm qua không?
- Tôi đã rửa tay cho mẹ và cũng giặt nốt chỗ quần áo còn lại.
- Cảm giác của anh như thế nào?, vị giám đốc hỏi.
Chàng trai trả lời trong nước mắt:
- Thứ nhất, tôi hiểu rằng nhờ có mẹ mà tôi mới có được ngày hôm nay. Thứ hai, tôi hiểu kiếm tiền vất vả thế nào. Và thứ ba, tôi đã nhận thức được tầm quan trọng và giá trị của tình cảm gia đình.
Vị giám đốc nói: “Đó cũng chính là điều tôi cần tìm ở một quản lý. Tôi muốn tìm những ứng viên biết ơn khi được người khác giúp đỡ, thấu hiểu công sức lao động của người khác và không xem tiền bạc là mục đích sống duy nhất. Anh đã hiểu được những điều đó, vì vậy chào mừng anh gia nhập công ty chúng tôi”.
Sự tương tác cha mẹ - con cái
Một câu chuyện trong tác phẩm Parenting with Love and Logic của Jim Fay và Foster Cline (Làm cha mẹ với tình yêu thương và lý luận, 2006) kể về một bà mẹ, Lisa khi bà thấy con mình, Michael, mất động lực sống và hành xử vô trách nhiệm, nhất là đối với việc học. Bà mẹ trong câu chuyện đã thực hành nguyên lý tình yêu và luận lý bằng việc cho cậu con trai Michael những lựa chọn và cho phép cậu thử nghiệm những kết quả khác nhau qua hành động của mình.
Bà cùng ngồi lại với cậu, bày tỏ những mối quan tâm, nhấn mạnh việc bà tin vào khả năng và muốn cậu thành công. Bà đưa cho cậu hai sự lựa chọn: Hoặc hoàn tất bài tập ở trường đúng hạn và hưởng một số đặc quyền, hay không hoàn tất bài tập và chấp nhận hậu quả là không được tham gia các hoạt động vui chơi. Và cách nào thì bà cũng ủng hộ cậu.
Thoạt đầu Michael chọn cách không làm bài tập và đối diện kết quả tự nhiên là không được ra ngoài vui chơi với bạn và cảm thấy thất vọng. Lisa chia sẻ cảm xúc với cậu nhưng không ra tay cứu vớt vì đó là do cậu chọn. Dần dà, Michael nhận thức rằng hành động của mình có tác động trực tiếp lên cuộc đời và cơ hội. Cậu bắt đầu đảm nhận trách nhiệm và theo những chọn lựa khác.
Với phương cách dùng tình yêu và luận lý, Lisa đã hướng dẫn hỗ trợ cho phép Michael học được từ lỗi lầm của mình và phát triển ý thức trách nhiệm cá nhân. Michael đã thấy tầm quan trọng của trách nhiệm, quản lý thời gian, và mối quan hệ giữa sự lựa chọn của mình và giá trị cuộc sống. Bằng cách tiếp cận này, mối quan hệ cha mẹ - con cái được xây dựng trên sự tin cậy và tôn trọng. Sự đồng cảm cũng là cầu nối giúp cha mẹ và con cái tránh xung đột và kết quả hợp lý dạy những bài học trong khi duy trì phẩm giá và sự tự trọng của con trẻ.
Câu chuyện ấy là câu chuyện thật? Chúng ta tin rằng ngoài đời còn nhiều câu chuyện tương tự như thế!
Tập lắng nghe
Chúng ta phải tập lắng nghe những yêu cầu của cha mẹ vì nuôi nấng, cho tiền, cung phụng vật chất chưa đủ, còn phải biết cha mẹ đang nghĩ gì, muốn gì? Có những đứa con trợ cấp từ xa và cảm thấy thỏa mãn vì nghĩ đã làm tròn chữ hiếu nhưng khi mẹ mất đi, đến dự đám tang và nghe những người sống gần bà nói, mới hiểu bà đã cô đơn thế nào khi dành thời gian và cả số tiền cho những trẻ mồ côi.
“Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương” là châm ngôn mà cố Thiền sư Nhất Hạnh từng lấy làm tôn chỉ khi giảng dạy môn đồ, không chỉ ở Làng Mai. Hãy tập lắng nghe để chia sẻ, cuộc sống sẽ bớt đi nhiều nỗi cô đơn và sầu khổ do ngộ nhận, biên kiến, định kiến và tà kiến, giúp xây dựng tình yêu thương và sự cảm thông.
Chúng ta phải tập lắng nghe những yêu cầu của cha mẹ vì nuôi nấng, cho tiền, cung phụng vật chất chưa đủ, còn phải biết cha mẹ đang nghĩ gì, muốn gì? Có những đứa con trợ cấp từ xa và cảm thấy thỏa mãn vì nghĩ đã làm tròn chữ hiếu nhưng khi mẹ mất đi, đến dự đám tang và nghe những người sống gần bà nói, mới hiểu bà đã cô đơn thế nào khi dành thời gian và cả số tiền cho những trẻ mồ côi.
Từ đó chúng ta sẽ nhìn cho đúng, nuôi dưỡng chánh kiến và chánh tư duy. Đó là phép lạ của tâm từ bi. Như vậy, bản chất của hiếu là từ bi, không chỉ phụng dưỡng cha mẹ về mặt vật chất mà còn phải đánh thức Tứ vô lượng tâm trong cha mẹ nếu như ta không may làm con những người thiếu đức. Cho nên thể hiện đạo hiếu của người Việt được cha ông ta dạy rất cụ thể: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Tóm lại, theo ngôn ngữ Pháp hoa thì thế giới có thể thể nhập qua lòng thương yêu. Thương yêu là bản năng hợp nhất mọi sự, cái nhất chân pháp giới. Thương yêu người sẽ xóa đi cái ta và cái của ta. Trí tuệ soi sáng từ bi theo nhà Phật không dựa theo cái ngã vì luôn nhận thức “Một là tất cả, tất cả là một”. Chúng sinh từ vô thỉ tới muôn triệu kiếp, đã từng là anh chị em thân bằng quyến thuộc của nhau. Cha mẹ yêu thương chúng ta và chúng ta đền đáp lại, sự kế tục miên trường đời đời kiếp kiếp. Đó là nhân quả, là cương thường, là thế giới soi sáng bởi từ bi.