Chùa trong trái tim của người Khmer

Đặc thù văn hóa của đồng bào Khmer thể hiện rất rõ dấu ấn của Phật giáo Nam tông hệ phái Mahanikaya: chùa chiền và chư Tăng là cột trụ về tinh thần. Chùa là tâm điểm của các hoạt động văn hóa Khmer, là nơi rèn luyện đạo đức, phẩm hạnh. Đóng góp dựng chùa, nuôi chùa được coi như một khoán ước đảm bảo hạnh phúc cho cuộc sống hiện tại và vĩnh hằng sau này của mỗi kiếp người.

Người Khmer không tiếc công sức, vật liệu quý cùng với sự khéo léo của đôi tay dành cho chùa, vì thế chùa trở thành trung tâm của phum, sóc. 

Về Sóc Trăng hay Trà Vinh người ta dễ dàng nhận thấy sự tương phản giữa những ngôi nhà lá đơn sơ của người dân với sự nguy nga đồ sộ của ngôi chùa được thể hiện như một tác phẩm nghệ thuật giữa cảnh quan đồng bằng.

Chính vì chùa có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người Khmer như thế nên chùa Khmer là nơi thể hiện tất cả tinh hoa về kiến trúc, hội họa của đồng bào Khmer. Ở miền Tây Nam Bộ, Trà Vinh và Sóc Trăng là 2 địa phương có đông đồng bào Khmer sinh sống và cũng là nơi có nhiều ngôi chùa Khmer nổi tiếng.

Trà Vinh nằm gọn giữa rừng cây cổ thụ, là tỉnh có nhiều chùa cổ Khmer với 142 công trình rải rác khắp thị xã và 7 huyện. Mỗi chùa là một phong cách kiến trúc khác nhau, in đậm bản sắc của dân tộc này. 

Chùa Phật Thích Ca bao gồm luôn trường học và nơi tổ chức các lễ hội. Chính điện có mái uốn cong đuôi rồng với những đỉnh tháp nhọn hình núi Xôme và nhiều hình tượng quen thuộc như Richu, thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kayno, Mahaknot... Quanh chùa có tháp đựng cốt, nhà hội và nhiều công trình khác.


Nhiều chùa nổi tiếng như Samrongek, tương truyền được xây từ năm 642, còn lưu giữ một số tượng cổ Noria  bằng đá  quý. Chùa Angkorette Pali (còn gọi là chùa Âng), chùa Kamponynixprdle (tên khác là chùa Hang), chùa Mồng Rầy là những ngôi chùa đẹp nổi tiếng từ lâu với nhiều nét đặc trưng của kiến trúc Khmer.

Những công trình cổ kính ở nơi đây còn là giang sơn của các loại chim, cò. Tiêu biểu hơn cả là chùa Nodol còn gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn với đủ loại chim, cò nhiều đời tiếp nối, cư ngụ trên những ngọn tre, dừa, sao, dầu, sến...
Chùa Khmer thường được trang trí bởi những tông màu nóng, mạnh với các màu chủ lực như đỏ, cam vàng, xanh... Mỗi chùa mỗi vẻ và có những đặc trưng riêng không trùng lặp.

Đồng bào Khmer có rất nhiều lễ tết hàng năm, nào là Chol Chnamthmây, Đôlta, Ooc Om Bok... Đến những ngày này, không gian tĩnh mịch của các ngôi chùa bị phá vỡ bởi tiếng nhạc ngũ âm và những sắc màu rực rỡ của dòng người đổ về.
Hàng năm, các nam thiếu niên Khmer đều được gia đình gửi vào chùa học đạo trong khoảng thời gian ít nhất là hai năm và chàng trai nào có vào chùa học đạo mới mong lấy được vợ vì người Khmer quan niệm có thế mới nên người.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày