Có nên xả bớt một số giới?

Giữ gìn giới luật để tâm hồn được sáng đẹp thêm ra, giới luật không phải là sự ràng buộc - Ảnh minh họa
Giữ gìn giới luật để tâm hồn được sáng đẹp thêm ra, giới luật không phải là sự ràng buộc - Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Phật tử tại gia thường phát nguyện thọ trì 5 giới. Tôi thấy hiện nay đa số người thọ giới nhưng không giữ được, khiến phạm giới. Suy cho cùng, do nghiệp lực quá nặng, trong khi ý chí và niềm tin của ta chưa đủ để giữ vững giới luật. Nếu sám hối rồi lại phạm, phạm rồi lại sám hối nhiều lần cũng rất xấu hổ. Vậy có nên xả một vài giới nào mình cảm thấy chưa chắc chắn? Sự hiểu của tôi như vậy có đúng không?

(THÀNH TÂM, thanhtam121...@gmail.com)

Bạn Thành Tâm thân mến!

Thường thì sau khi quy y Tam bảo, Phật tử được khuyến khích phát nguyện thọ trì 5 giới. Tuy nhiên, vì rất ít nơi chư Tăng (Ni) trước khi truyền giới giải thích rõ thế nào là phạm giới (không thể sám hối), thế nào là phạm khuyết giới (có thể sám hối) khiến cho hàng Phật tử lúng túng, phân vân về việc thọ trì, sám hối trong đời sống hàng ngày.

Theo Giới luật, giới thứ nhất Không sát sinh, nếu hội đủ 5 điều dưới đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1.Đối tượng bị giết là người, chứ chẳng phải dị loại súc sinh, 2.Biết rõ là người, 3.Có tâm giết người, 4.Dùng một cách nào đó để giết người, 5.Người bị giết chắc chắn đã chết. Nếu không hội đủ thì chỉ phạm khuyết giới, có thể sám hối để trở thành thanh tịnh.

Giới thứ hai Không trộm cướp, nếu hội đủ 6 điều sau đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1. Tài vật của người khác, 2. Biết rõ tài vật chẳng phải của mình, 3. Khởi niệm mưu tính trộm cướp, 4. Tìm cách trộm cướp (tự mình lấy hoặc bảo người khác lấy), 5. Giá trị tài vật từ “5 tiền” trở lên (tùy quy định từng quốc gia về giá trị của vật hay số tiền đủ để truy tố tội chết), 6. Dời tài vật đã trộm cướp ra khỏi vị trí cũ của nó (biến đổi hình trạng, thay đổi màu sắc v.v…) khiến cho chủ của tài vật nghĩ rằng đã mất. Nếu không hội đủ thì chỉ phạm khuyết giới, có thể sám hối để trở thành thanh tịnh.

Giới thứ ba Không tà dâm, nếu hội đủ 4 điều sau đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1.Không phải vợ chồng mình đã kết hôn, 2.Có tâm dâm, 3.Đúng chỗ (miệng, cơ quan sinh dục và đường đại tiện) mà hành dâm, 4.Tạo thành sự hành dâm. Nếu không hội đủ thì chỉ phạm khuyết giới có thể sám hối.

Giới thứ tư Không nói dối, nếu hội đủ 5 điều sau đây là phạm giới, thành tội không thể sám hối: 1.Nói với người, 2.Biết rõ đối tượng nghe là người, 3.Có tâm dối gạt, 4.Tự mình chưa chứng Thánh mà nói đã chứng; cho đến chưa thấy thiên, long, thần, quỷ mà nói thấy, 5.Người đối diện nghe hiểu (không phải người điếc, người điên, súc sinh chẳng hiểu). Các phương diện khác của giới này là nói sai sự thật, nói thô ác, nói chia rẽ, nói thêu dệt. Nếu không hội đủ 5 điều trên thì chỉ phạm khuyết giới, có thể sám hối để trở thành thanh tịnh.

Giới thứ năm Không uống rượu, phải hội đủ 3 điều mới thành tội nhưng có thể sám hối: 1.Có rượu (và các chất say), 2.Biết rõ là rượu (và các chất say), 3.Uống rượu vào miệng nuốt (hoặc hít, chích các chất say).

Trong 5 giới của Phật tử, bốn giới trước đều có hai dạng không thể sám hối và có thể sám hối. Riêng giới thứ năm thì chỉ có một dạng là có thể sám hối. Nếu phạm giới thành tội không thể sám hối thì bị đọa ác đạo. Tuy nhiên, trường hợp này nếu người Phật tử có tu tập căn bản thì rất khó phạm (như chủ ý giết người, chủ ý trộm cướp tài sản lớn, chủ ý nói dối mình đã chứng Thánh để gạt người), riêng chủ ý ngoại tình (có hành dâm-dễ phạm hơn các giới kia). Còn lại các trường hợp phạm giới khác đều có thể sám hối.

Hàng Phật tử cần phải thấy rằng, thọ giới là để nương theo giới mà từng bước hoàn thiện nhân cách và đạo đức. Dó đó, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà phạm khuyết giới (có thể sám hối) là chuyện bình thường của chúng sinh phước mỏng nghiệp dày. Quan trọng là thấy rõ giới hạn của mình rồi thành tâm sám hối, nguyện không tái phạm. Sám hối nhiều lần, sám hối cả đời cho đến khi thân tâm thanh tịnh, trong sạch. Xấu hổ (tàm quý) là một tâm thiện rất cần cho sự khắc phục lỗi lầm nhưng không vì xấu hổ mà tìm cách xả giới, đánh mất cơ hội tích phước và tiến tu.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.

Thông tin hàng ngày