Công đức quét tháp

GN - Không phải ngẫu nhiên mà câu “Cần tảo già-lam địa/Thời thời phước huệ sanh” (Siêng quét dọn chùa tháp/Phước trí ngày càng thêm) phổ biến trong chốn thiền môn. Nhất là những người phát tâm công quả hay tập sự xuất gia thì thuộc nằm lòng lời giáo huấn này.

Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc. Kể cũng lạ, quét dọn chùa tháp thì cũng như quét dọn nhà cửa thôi, sao lại có công đức?

Mới hay, tuy hình thức công việc thì giống mà nội tâm người làm việc thì khác nên dẫn đến kết quả khác nhau. Quét cửa dọn nhà cực quá, người thân lại không giúp nên dễ sinh phiền não. Còn quét chùa dọn tháp thì khác, đây là phụng sự Tam bảo được phước phần vô lượng nên không nề khó nhọc. Quan trọng là mượn cái hình thức quét tước bên ngoài để dọn dẹp nội tâm cho sạch đẹp. Khi rác bụi trong tâm không còn thì công đức, phước trí sinh ra là điều tất nhiên.

Suy nghiem.jpg


Gần như người con Phật nào cũng từng quét dọn chùa tháp
mà lòng tràn ngập niềm vui, dù công việc khá cực nhọc - Ảnh minh họa

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

Phàm người quét tháp thì có năm việc chẳng được công đức. Thế nào là năm? Ở đây, có người quét tháp chẳng lấy nước rưới đất, chẳng trừ bỏ ngói đá, chẳng sửa đất cho bằng phẳng, chẳng quét đất nghiêm chính, chẳng trừ bỏ nhơ nhớp. Đó là, này Tỳ-kheo! Người quét tháp chẳng thành tựu năm công đức.

Tỳ-kheo nên biết! Người quét tháp thành tựu năm công đức. Thế nào là năm? Ở đây người quét tháp lấy nước rưới đất, trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang, trừ bỏ nhơ nhớp. Đó là, này Tỳ-kheo! Có năm việc khiến người quét tháp được công đức. Thế nên, các Tỳ-kheo! Muốn cầu công đức, nên hành năm việc này. Như thế, các Tỳ-kheo nên học điều này.

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập II, phẩm 33.Ngũ vương,
VNCPHVN ấn hành, 1998, tr.290)

Kinh điển Phật giáo còn lưu truyền câu chuyện nổi tiếng, Tôn giả Châu-lợi-bàn-đặc nhờ quét đất, phủi bụi mà chứng đắc Thánh quả. Thế nên, không phải tụng niệm, lễ bái nơi chánh điện trang nghiêm hoặc ngồi yên trong thiền đường thanh tịnh, mà có thể tu tập ở mọi nơi, mọi chỗ. Quan trọng là thiết lập chánh niệm ngay đương tại, ngay bây giờ và ở đây. Thân và tâm phải đồng thời có mặt thì nơi nào cũng là đạo tràng, việc gì cũng tạo ra công đức.

Quét tháp với tâm hoang vu hay tâm chánh niệm cho kết quả khác nhau đến trời vực. Cùng việc ấy, nếu “người quét tháp lấy nước rưới đất, trừ bỏ ngói đá, san bằng đất đai, quét đất nghiêm trang, trừ bỏ nhơ nhớp” thì có công đức, ngược lại thì không. Nên người tu cũng sống và làm việc giống như mọi người, chỉ khác là tất cả hành vi của thân, miệng, ý đều được chánh niệm nuôi dưỡng và soi sáng, nhờ vậy mà giới-định-tuệ, công đức, phước báo ngày càng tăng thêm.

Thế nên trong nhà đạo rất chú trọng ở chỗ làm việc với các tâm nào, ô nhiễm hay thanh tịnh? Với tâm thanh tịnh mà làm thì việc đó là Phật sự, còn không là ma sự. Người hời hợt và nông cạn thì nhìn vào hình thức để đánh giá khen chê. Người sâu sắc, biết đạo thì cảm bằng cái tâm, hình thức không quan trọng. Tâm thành thì Phật chứng, tâm lành thì an vui. Hãy làm mọi việc với tâm không còn tham sân si, lợi mình và lợi người, tốt đẹp bây giờ và mai sau, chắc chắn việc đó công đức vô lượng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày