Cư sĩ Trần Đình Sơn (TP.HCM): "Mong chư tôn túc lãnh đạo Giáo hội có thêm các trung tâm lưu trữ"

Cư sĩ Trần Đình Sơn, Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa
Cư sĩ Trần Đình Sơn, Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đó là ý nguyện của Trần Đình Sơn, Nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc: Mong chư tôn túc lãnh đạo Giáo hội chấn chỉnh về giới luật trong tu sĩ và có thêm các trung tâm lưu trữ để giới cư sĩ hiến tặng hiện vật nhằm trưng bày cho mọi người.

Có thể nói, là một tôn giáo có tín đồ đông đảo bậc nhất tại Việt Nam, Phật giáo đã và đang có những đóng góp hết sức thiết thực cho xã hội. Không xa, qua đại dịch Covid-19 vừa rồi, Giáo hội và đồng bào Phật tử đã có sự hưởng ứng rất thành công trong việc hỗ trợ cộng đồng vượt qua đại dịch bằng những công việc như: Tiếp tế, hỗ trợ về y tế, thực phẩm, con người,…

Sau đại dịch, nhìn đến tâm lý, nguyện vọng của quần chúng, Giáo hội cũng đã tổ chức những đại lễ cầu siêu rất trọng thể nhằm hàn gắn, xoa dịu nỗi đau mất mát cho người dân. Là người Phật tử, chúng tôi rất mừng khi nhìn thấy những thành quả như vậy. Tuy nhiên, bên cạnh đó, thời gian qua cũng đã xảy ra một số vấn đề không hay, gây xôn xao dư luận liên quan đến một số tu sĩ Phật giáo, điều đó cũng đã gây tổn hại đến tình cảm trong lòng người cũng như hình ảnh của đạo Phật, Giáo hội.

Sau khi trung tâm này được thành lập ở Huế, rất nhiều gia đình đã hiến tặng tư liệu cho trung tâm, trong đó, gia đình chúng tôi cũng đã hoan hỷ chuyển số lượng sách vở, thư tịch cổ của gia đình chúng tôi đã sưu tập được về lại Huế để hiến tặng cho trung tâm. Điều đó cho thấy rằng khi một chủ trương của Giáo hội được đưa ra một cách hợp lý, quần chúng Phật tử nhất định sẽ hưởng ứng một cách mạnh mẽ.

Cư sĩ Trần Đình Sơn

Việc Hội đồng Giám luật trực thuộc Hội đồng Chứng minh được Hòa thượng Quyền Pháp chủ cũng như chư tôn Trưởng lão đồng thuận thành lập theo ý nguyện của Đức Đệ tam Pháp chủ là một việc rất cần thiết, kịp thời để gìn giữ giới luật, kỷ cương trong Tăng giới, đem lại uy nghi, sự kính trọng của người dân, đặc biệt là giới trẻ với giới tu sĩ.

Bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, có rất nhiều điều cần thiết, có thể coi là nền tảng cho sự tiến bộ như: trường học, bệnh viện, các tổ chức phục vụ cho đời sống công cộng như trường học, phòng nghiên cứu, nhà trẻ, viện dưỡng lão,… Với tầm vóc và tiềm lực của mình, chúng tôi rất mong muốn Giáo hội sẽ có sự quan tâm đối với những lĩnh vực nêu trên nhằm có sự góp tay thiết thực hơn nữa, đồng hành cùng với sự tiến bộ của xã hội, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo.

Trên lĩnh vực văn hóa, là một người đã từng có thời gian dài tham gia Ban Văn hóa của Giáo hội, chúng tôi rất thao thức về việc các di sản Phật giáo ngày càng bị mai một, thất thoát do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Một điều rất đáng mừng là gần đây, tại Huế, một trung tâm lưu trữ tư liệu Phật giáo đã được thành lập nhằm lưu trữ những thư tịch, tư liệu Phật giáo tại vùng Thừa Thiên Huế.

Đây là điều mà chúng tôi cũng như rất nhiều người quan tâm trong giới học giả, trí thức Phật giáo đã mong mỏi từ lâu và nay đã phần nào trở thành hiện thực.

Cũng trong cùng thời gian, chúng tôi lại nhận được thông tin về việc Trung tâm Tư liệu Phật giáo Việt Nam được Giáo hội thành lập tại thủ đô Hà Nội với quy mô ban đầu rất lớn. Mong rằng, trong tương lai, Giáo hội sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương sưu tầm, bảo quản và tìm cách để mọi người có thể tiếp cận được.

Đồng thời, chúng tôi mong muốn rằng, những tư liệu, thư tịch được hiến tặng từ các gia đình, tổ chức cá nhân sẽ trở thành tài sản chung của Giáo hội, để đúng với tâm nguyện và việc hiến tặng trở nên ý nghĩa.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

Người tu Phật có được bốc thuốc chữa bệnh?

GNO - Trong kinh Tạp A-hàm, Tôn giả Xá-lợi-phất đã khái quát việc ‘kiếm ăn đúng pháp’ của hàng Thích tử là: Không cúi mặt xuống, không ngửa mặt lên, không xoay mặt bốn phương, không xoay mặt bốn góc. Đặc biệt, trong đó có lời dạy: Nếu Sa-môn, Bà-la-môn nào làm thuốc trị các thứ bệnh, kiếm ăn một cách tà mạng...

Thông tin hàng ngày