Đại đức Thích Đồng Hạnh (từ Thái Lan): "Mong Giáo hội định hướng cho việc học tập của Tăng Ni trẻ"

Đại đức Thích Đồng Hạnh, Phó Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận, Giám đốc chương trình quốc tế Tiến sĩ Hòa bình học, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya - TGCC
Đại đức Thích Đồng Hạnh, Phó Thư ký Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bình Thuận, Giám đốc chương trình quốc tế Tiến sĩ Hòa bình học, Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya - TGCC
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Với góc nhìn của một tu sĩ trẻ và nhân duyên học, làm việc tại Thái Lan, đồng thời đang là thành viên thuộc GHPGVN, tôi cảm thấy hoạt động Phật sự của Giáo hội hiện nay phát triển đồng bộ không chỉ trong mà còn cả nước ngoài.

Hoạt động Phật sự của các ban ngành ngày càng phổ biến rộng rãi đến tất cả cả các Tăng Ni tự viện nhờ vào cơ chế tổ chức và phương thức quản trị hành chánh theo phương thức đa cấp độ, sự da dạng hóa các Ban ngành Phật giáo (13 Ban, Viện từ cấp Trung ương đến địa phương); – tạo nên sự nhịp nhàng và đồng loạt nhất quán theo Hiến chương, Nội quy, cũng như chương trình hoạt động Phật sự thường niên.

Sự đa dạng trong chương trình hoạt động Phật sự của từng ban, ngành chuyên môn đã tạo nên sự đa dạng và phong phú của hoạt động Phật sự giáo hội hiện nay. Hoạt động Phật sự của các Ban ngành trực thuộc Giáo hội mang tính liên kết chặt chẽ, đồng bộ và nhất quán theo đúng tinh thần của Trung ương Giáo hội. Hoạt động Phật sự của Giáo hội ta trong những năm qua đáp ứng được xu hướng phát triển của thời đại, nhu cầu khác biệt so với trước kia của số đông Phật tử trẻ, Phật tử trong thời đại 4.0.

Có thể nói Giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay với sự dồi dào nguồn lực nhân sự, tri thức, sự phát triển đa dạng và phong phú các ngành học, các cấp độ học thuật và nghiên cứu, và đặc biệt là sự phát triển vượt bậc về cơ sở vật chất phục vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu. Đồng thời, Giáo dục Phật giáo Việt Nam có ưu điểm và lợi thế khi nguồn tri thức của chúng ta không bị giới hạn vì có cả đủ ba truyền thống: Đại thừa, Nam truyền và cả Kim cang thừa.

Hơn thế nữa, đội ngũ giảng viên, giáo thọ sư có trình độ chuyên môn cao, sự nghiên cứu sâu, có thể đáp ứng tri thức ở cả các khía cạnh học thuật như: tư tưởng, phương thức hành trì, lịch sử Phật giáo, Phật giáo ứng dụng, v.v… Có thể khẳng định rằng Giáo dục Phật giáo Việt Nam có thể đáp ứng được sự học của Tăng Ni, Phật tử trong nước, cũng như sinh viên nước ngoài

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tu sĩ nói chung, Tăng Ni trẻ nói riêng của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế có thể kể đến như ý chí, sự dấn thân, và tâm phụng sự. Đây cũng là những điểm khác biệt rõ rệt giữa thế hệ Tăng Ni trẻ hiện nay so với thế hệ chư vị lịch đại Tổ sư, chư tôn đức trưởng thượng, thế hệ chư vị tiền bối hữu công.

Theo cá nhân tôi, cái chúng ta đang thiếu thực chất xuất phát từ những ngộ nhận của tuổi trẻ cũng như xu hướng thời đại. Ngộ nhận về lý tưởng xuất gia là để trở thành một điều gì đó thay vì xuất gia vì lý tưởng hoằng pháp lợi sinh. Xu hướng thời đại lại kéo Tăng Ni xa dần những gì mang tính truyền thống, thiền môn quy cũ những yếu tố tạo nên khí chất và lý tưởng như tinh thần trong lời phát nguyện xuất gia của một người tu sĩ trẻ.

Tôi ước mong đời sống tu học, sinh hoạt của Tăng Ni trẻ sẽ được Giáo hội quan tâm nhiều hơn nữa, đồng thời tạo cơ hội bên cạnh việc tu học, còn định hướng cho Tăng Ni trẻ học tập, trao dồi đạo đức và kỹ năng, dấn thân và phụng sự theo đúng quy chuẩn một Tăng Ni trẻ của Giáo hội.

Đồng thời, tôi ước mong Giáo hội sớm có nhiều hơn những thông tư hướng dẫn, quy định cụ thể hơn nữa cho Tăng Ni trong việc tu học trong xu hướng xã hội hiện đại và không ngừng phát triển, nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro, vấn nạn xã hội mà Tăng Ni trẻ có thể là thành phần bị ảnh hưởng. Thực trạng ngày nay tu sĩ trẻ sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi sự phu hút và lôi cuốn bởi sự ra đời không ngừng của các thế hệ thiết bị công nghệ thông tin, phương tiện giải trí truyền thông; văn hoá ứng xử trên không gian mạng ảnh hưởng đến văn hóa, đạo đức, oai nghi, tế hạnh của Tăng Ni trẻ; nhu cầu phương tiện vật chất của nền kinh tế thị trường ảnh hưởng đến lối sống và phương tiện sinh hoạt và tu học.

Hướng đến Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2022-2027, từ 27 đến 29-11-2022 tại Hà Nội, mỗi ngày Giác Ngộ Online sẽ giới thiệu các ý kiến, đóng góp xây dựng của chư Tăng Ni, Phật tử, các nhà nghiên cứu đối với các lĩnh vực hoạt động của Giáo hội.

Tổng hợp các ý kiến, phát biểu thiết thực sẽ được đăng trong ấn phẩm Báo Giác Ngộ số đặc biệt chào mừng Đại hội, dự kiến phát hành ngày 18-11-2022.

Mọi ý kiến, bài cộng tác xin gửi về email onlinegiacngo@gmail.com, chủ đề thư điện tử xin viết: “Hướng về Đại hội IX GHPGVN”. Bài viết xin ghi thông tin địa chỉ, số điện thoại liên lạc và ảnh chân dung tác giả để tiện cho liên lạc khi cần trao đổi và minh họa theo quy định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày