Đại học Quốc gia Singapore thúc đẩy giáo dục Phật giáo

Trường Đại học Quốc gia Singapore
Trường Đại học Quốc gia Singapore
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Khoa Nghệ thuật và Khoa học Xã hội (FASS) tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) đã liên kết với Quỹ Mee Toh Visiting Professorship để thúc đẩy nghiên cứu liên ngành về Phật học.

Khoản quỹ này được lập ra với mục đích nuôi dưỡng và phát triển nghiên cứu và giáo dục Phật học thông qua khoản tài trợ 500.000 đô-la Singapore.

“Quỹ Mee Toh Visiting Professorship dành cho việc nghiên cứu Phật học sẽ giúp phát triển các hoạt động của Phật giáo trong FASS, cũng như khám phá những quan điểm mới mẻ về lịch sử, triết học, nghệ thuật và văn học Phật giáo. Để quản lý quỹ này trong vòng 5 năm sắp tới, kể từ năm 2024, các khoản dành cho giáo sư thỉnh giảng sẽ được trao cho một học giả hoặc chuyên gia nghiên cứu Phật học xuất sắc, vị này sẽ giảng dạy các khóa học, và cung cấp các bài giảng công khai liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu Phật học”, NUS chia sẻ.

Quỹ Mee Toh là một tổ chức từ thiện tập trung vào việc hỗ trợ các tổ chức từ thiện trong cộng đồng đa tôn giáo của Singapore, và chủ yếu là các cộng đồng và tổ chức Phật giáo. Quỹ cũng hoạt động nhằm giúp đỡ những người kém may mắn, truyền bá giáo lý Phật giáo và hỗ trợ cho ba trường phái Phật giáo ở Singapore.

“Tổ chức này của chúng tôi bắt nguồn từ Hòa thượng Sek Kong Hiap, người đã thành lập Mee Toh để đóng góp cho sự nghiệp giáo dục. Giờ đây, chúng tôi rất vui khi có thể làm việc với NUS để thúc đẩy sự hiểu biết về Phật giáo và các nghiên cứu trong lĩnh vực này của người Singapore”, Ong Pang Boon, chủ tịch quỹ Mee Toh, cho biết.

Quỹ Mee Toh tài trợ để mời giáo sư thỉnh giảng về chuyên ngành Phật học tại NUS

Quỹ Mee Toh tài trợ để mời giáo sư thỉnh giảng về chuyên ngành Phật học tại NUS

Trường Đại học Quốc gia Singapore cho biết việc tìm kiếm vị giáo sư thỉnh giảng đầu tiên sẽ sớm bắt đầu; và người này sẽ có lĩnh vực chuyên môn về triết học, lịch sử, văn học Phật giáo, và sở hữu kiến thức tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Phật học.

Giáo sư Qu Hsueh Ming, Trưởng khoa Triết học FASS cho biết: “Việc mời giáo sư thỉnh giảng trong lĩnh vực Phật học chính là cam kết của chúng tôi đối với việc trau dồi nhận thức đa văn hóa. Nghiên cứu Phật học tiềm năng sẽ khuyến khích nhiều diễn ngôn học thuật hơn bằng cách đưa ra những quan điểm mới mẻ không chỉ trong lĩnh vực triết học, mà còn trong tôn giáo, lịch sử, triết học, nghệ thuật và văn học. Thông qua việc nắm bắt những quan điểm này, nghiên cứu liên ngành sẽ phát triển mạnh mẽ, làm phong phú thêm sự hiểu biết của chúng ta về các lĩnh vực khác nhau”.

Singapore là một quốc đảo đa văn hóa ở Đông Nam Á với dân số gần 6 triệu người. Hơn 31% người Singapore là Phật tử, theo dữ liệu điều tra dân số cho năm 2020. Người theo Cơ-đốc giáo chiếm 18,9% dân số và Hồi giáo chiếm 15,6%. Đạo giáo và các tôn giáo khác của Trung Quốc chiếm 8,8%; Ấn Độ giáo 5%; đạo Sikh và các tôn giáo khác là 0,6%. Khoảng 20% người Singapore tuyên bố không theo tôn giáo nào.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày