Đang phát hành Nguyệt san Giác Ngộ số 334 - ấn phẩm đặc biệt Xuân Giáp Thìn (2024)

Bìa Nguyệt san Giác Ngộ số 334
Bìa Nguyệt san Giác Ngộ số 334
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, Nguyệt san Giác Ngộ số 334 thực hiện ấn phẩm đặc biệt về Xuân, như một món quà gửi đến quý độc giả trước thềm năm mới.
Bìa 1 Nguyệt san Giác Ngộ số 334 phát hành tháng 1-2024

Bìa 1 Nguyệt san Giác Ngộ số 334 phát hành tháng 1-2024

Theo đó, Nguyệt san Giác Ngộ số này gồm có những bài viết sau:

- Lời chúc nào cho Xuân Giáp Thìn? của tác giả Nguyên Cẩn là những lời chúc đầy ý nghĩa dành cho mọi người trong năm mới. Bài viết thể hiện những nguyện ước của tác giả, rằng làm sao giữa những bất ổn của cuộc sống, người Phật tử nói riêng và mọi người nói chung có thể áp dụng giáo pháp Đức Phật để có được sự an yên, hạnh phúc và vững chãi, tạo nên được giá trị tốt đẹp cho bản thân và xã hội.

- Góp mặt trong số báo này, Giáo sư Huỳnh Như Phương mang đến bài viết Hòa thượng Thích Thanh Từ: Xuân trong cửa Thiền. Ngang qua bài viết, tác giả đã phác họa một đôi nét về công hạnh và hành trạng của một bậc Trưởng lão đã có những đóng góp vô cùng lớn lao cho đạo pháp.

- Về bài thơ xuân xưa nhất trong văn học Việt Nam của giáo PGS.TS. Nguyễn Công Lý bàn về một bài thơ quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam, bài Cáo tật thị chúng của Thiền sư Mãn Giác. Dù là một bài thơ rất quen thuộc và được bàn đến rất nhiều trước đó, nhưng mỗi lần nhắc lại vẫn luôn thấy mới.

- Bước đầu tập hợp, ghi nhận về hình tượng rồng trong văn học dân gian và văn học cổ điển Việt Nam của tác giả Nguyên Huệ giới thiệu cho độc giả những câu ca dao, tục ngữ, câu đố, truyện cổ… có liên quan đến rồng, con giáp của năm 2024.

Ngoài ra, Nguyệt san Giác Ngộ số này còn có sự tham gia của những cây viết khác: Hòa thượng Thích Giác Toàn (nhà thơ Trần Quê Hương), Thượng tọa Thích Chúc Phú, Đại đức Thích Đồng Dưỡng, GS.Quảng Hưng, nhà nghiên cứu Huỳnh Thanh Bình… với các bài viết, nghiên cứu, thơ văn như: Nhật Nguyệt thăng hoa, Nghiên cứu về lời dạy “Người già 48 tuổi phải đi xuất gia khất sĩ hết thảy” của Tổ sư Minh Đăng Quang; Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền; Quan niệm về Đức Phật - Từ Phật giáo sơ kỳ đến Đại thừa; Tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của phất trần...

Kính mời quý độc giả đón đọc.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khái quát về Mandala

Khái quát về Mandala

GNO - Mandala là tiếng Phạn, Hán ngữ phiên âm là Mạn đồ la, Mạn đà la, Mạn tra la và Hán ngữ dịch nghĩa là Đàn, Đàn tràng, Đạo tràng, Luân viên cụ túc, Tụ tập v.v…

Thông tin hàng ngày