Đến thăm những ngôi chùa - nơi nương tựa tâm linh của đồng bào dân tộc ở Kon Tum

Một góc chùa Huệ Chiếu
Một góc chùa Huệ Chiếu
GNO - Không chỉ nổi tiếng với các ngọn thác hùng vĩ, những ngôi nhà rông đẹp mê hồn hay rừng thông thơ mộng, Kon Tum còn biết đến với những ngôi chùa tâm linh trang nghiêm, nơi hội tụ văn hóa của bà con đồng bào dân tộc đang sinh sống nơi đây.

Chùa Huệ Chiếu

Chùa Huệ Chiếu được khởi công xây dựng vào năm 2014, trên khuôn viên rộng 2 hecta ở phường Ngô Mây, TP.Kon Tum
Chùa Huệ Chiếu được khởi công xây dựng vào năm 2014, trên khuôn viên rộng 2 hecta ở phường Ngô Mây, TP.Kon Tum
Chùa hấp dẫn mọi người đến chiêm bái bởi tôn tượng Phật Thích Ca tọa thiền cao gần 40 m. Hòa thượng Thích Quảng Xả bên pho tượng Phật tại chùa Huệ Chiếu

Chùa hấp dẫn mọi người đến chiêm bái bởi tôn tượng Phật Thích Ca tọa thiền cao gần 40 m. Hòa thượng Thích Quảng Xả bên pho tượng Phật tại chùa Huệ Chiếu

Đây là điểm đến tâm linh của nhiều tín đồ Phật tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Đây là điểm đến tâm linh của nhiều tín đồ Phật tử trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Chánh điện trang nghiêm, trầm hùng

Chánh điện trang nghiêm, trầm hùng

Chùa Huệ Chiếu là nơi đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kon Tum, phục vụ cho Phật giáo tỉnh trên ba lĩnh vực: Chuyên tu, hành chính và văn hóa

Chùa Huệ Chiếu là nơi đặt Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kon Tum, phục vụ cho Phật giáo tỉnh trên ba lĩnh vực: Chuyên tu, hành chính và văn hóa

Ở đây mỗi tháng đều diễn ra các khóa tu cho bà con dân tộc thiểu số, số lượng từ 200 - 300 người

Ở đây mỗi tháng đều diễn ra các khóa tu cho bà con dân tộc thiểu số, số lượng từ 200 - 300 người

Chùa Khánh Lâm

Chùa Khánh Lâm được xây dựng trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao trên 1.200 m so với mực nước biển. Nổi bật giữa không gian xanh là chánh điện được cấu trúc ba tầng mái, hút ánh nhìn của mọi người bởi sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc đình, chùa cổ truyền với kiến trúc nhà rông, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên

Chùa Khánh Lâm được xây dựng trên một ngọn đồi nguyên sinh, cao trên 1.200 m so với mực nước biển. Nổi bật giữa không gian xanh là chánh điện được cấu trúc ba tầng mái, hút ánh nhìn của mọi người bởi sự kết hợp độc đáo giữa kiến trúc đình, chùa cổ truyền với kiến trúc nhà rông, mang đậm bản sắc văn hóa Tây Nguyên

Dọc hai bên sân trước chánh điện là tượng 18 vị La hán với đủ sắc thái khác nhau, trang nghiêm và uy nghi

Dọc hai bên sân trước chánh điện là tượng 18 vị La hán với đủ sắc thái khác nhau, trang nghiêm và uy nghi

Hàng năm, chùa Khánh Lâm đều phối hợp với chính quyền huyện Kon Plông tổ chức lễ hội văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” thu hút hàng nghìn khách thập phương về tham dự

Hàng năm, chùa Khánh Lâm đều phối hợp với chính quyền huyện Kon Plông tổ chức lễ hội văn hóa “Uống nước nhớ nguồn” thu hút hàng nghìn khách thập phương về tham dự

Những bức tượng Phật trang nghiêm như thế này xuất hiện khắp nơi ở chùa Khánh Lâm

Những bức tượng Phật trang nghiêm như thế này xuất hiện khắp nơi ở chùa Khánh Lâm

Hồ sen tươi mát luôn là điểm dừng chân ưa thích của khách đến viếng chùa

Hồ sen tươi mát luôn là điểm dừng chân ưa thích của khách đến viếng chùa

Một tiểu cảnh đầy chất thiền trong khuôn viên chùa

Một tiểu cảnh đầy chất thiền trong khuôn viên chùa

Chùa Khánh Lâm cũng là điểm đến nổi tiếng trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, Kon Tum

Chùa Khánh Lâm cũng là điểm đến nổi tiếng trong khu du lịch sinh thái Măng Đen, Kon Tum

Chùa Trung Khánh

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh này tọa lạc tại số 288 Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum. Chùa Trung Khánh là nơi nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng và là vùng căn cứ phục vụ cho chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - năm 1968

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh này tọa lạc tại số 288 Trần Hưng Đạo, thành phố Kon Tum. Chùa Trung Khánh là nơi nuôi dưỡng các chiến sĩ cách mạng và là vùng căn cứ phục vụ cho chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân - năm 1968

Khuôn viên chùa với tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lộ thiên

Khuôn viên chùa với tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm lộ thiên

Chùa Trung Khánh được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XX, là nơi tu niệm của người dân làng Trung Lương. Lúc đầu những người dân cùng góp công sức lấy tre nứa xây dựng chùa, đến năm 1950, trụ trì Thích Huệ Chiếu đã cho xây dựng khang trang lấy tên là "Trung Khánh tự”

Chùa Trung Khánh được xây dựng từ những năm 40 của thế kỷ XX, là nơi tu niệm của người dân làng Trung Lương. Lúc đầu những người dân cùng góp công sức lấy tre nứa xây dựng chùa, đến năm 1950, trụ trì Thích Huệ Chiếu đã cho xây dựng khang trang lấy tên là "Trung Khánh tự”

Chùa Trung Khánh có địa thế rất đẹp, xung quanh bao bọc bởi nền đất bằng phẳng, hướng Nam nhìn ra sông Đăk Bla

Chùa Trung Khánh có địa thế rất đẹp, xung quanh bao bọc bởi nền đất bằng phẳng, hướng Nam nhìn ra sông Đăk Bla

Đây là nơi mà rất nhiều người dân tỉnh Kon Tum đến chiêm bái và cầu nguyện. Một nhóm các em học sinh đang cầu nguyện cho kỳ thi của mình sắp diễn ra

Đây là nơi mà rất nhiều người dân tỉnh Kon Tum đến chiêm bái và cầu nguyện. Một nhóm các em học sinh đang cầu nguyện cho kỳ thi của mình sắp diễn ra

Chùa Hưng Khánh

Chùa được thành lập vào năm 2015 ở Tân Lập, Kon Rẫy, Kon Tum
Chùa được thành lập vào năm 2015 ở Tân Lập, Kon Rẫy, Kon Tum
Tôn tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao 24 m nổi bật giữa nền trời xanh
Tôn tượng Phật A Di Đà lộ thiên cao 24 m nổi bật giữa nền trời xanh
Chánh điện tôn trí tôn tượng Phật A Di Đà cao 3,7 m ở giữa, 2 bên là tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí cao 3,5 m
Chánh điện tôn trí tôn tượng Phật A Di Đà cao 3,7 m ở giữa, 2 bên là tôn tượng Bồ-tát Quán Thế Âm và Bồ-tát Đại Thế Chí cao 3,5 m
Khuôn viên chùa cũng được thiết trí nhiều cây xanh và tượng Phật, tạo nên một không gian tâm linh thanh tịnh khi đến thăm
Khuôn viên chùa cũng được thiết trí nhiều cây xanh và tượng Phật, tạo nên một không gian tâm linh thanh tịnh khi đến thăm
Chùa Hưng Khánh thường xuyên tổ chức các khóa tu "Tịnh độ đạo tràng" hàng tháng cho bà con dân tộc ít người ở tỉnh Kon Tum. Những ngày lễ Tết, số lượng khách hành hương tham quan, chiêm bái lên tới hàng ngàn người
Chùa Hưng Khánh thường xuyên tổ chức các khóa tu "Tịnh độ đạo tràng" hàng tháng cho bà con dân tộc ít người ở tỉnh Kon Tum. Những ngày lễ Tết, số lượng khách hành hương tham quan, chiêm bái lên tới hàng ngàn người

  • Tin cùng chuyên mục

    Tin mới

    Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

    Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

    NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
    Ảnh minh họa

    Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

    GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

    Thông tin hàng ngày