Đưa tượng đài Quách Thị Trang về lại địa điểm lịch sử là việc cần làm

Di dời tượng đài Quách Thị Trang cùng công trình tượng đài Trần Nguyên Hãn về lại vị trí cũ trước chợ Bến Thành - TP.HCM là việc cần làm
Di dời tượng đài Quách Thị Trang cùng công trình tượng đài Trần Nguyên Hãn về lại vị trí cũ trước chợ Bến Thành - TP.HCM là việc cần làm
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trong số báo 1159 phát hành ngày 8-7-2022, Giác Ngộ đã có bài viết “Di dời tượng đài Quách Thị Trang về lại địa điểm lịch sử”.

Trong đó nêu lên một số sự kiện và ý nghĩa thiêng liêng của công trình này đối với Phật giáo nói riêng cũng như thành phố nói chung cũng như việc cần thiết thực hiện đề xuất di dời tượng đài này cùng với công trình tượng đài Trần Nguyên Hãn về lại vị trí cũ trước chợ Bến Thành - TP.HCM.

Bên cạnh đó, đối với công trình tượng đài Quách Thị Trang, những đề xuất trước đây của chư tôn đức lãnh đạo Phật giáo TP.HCM về việc sau khi di dời tượng Quách Thị Trang về lại vị trí cũ, có thể tính đến phương án thay thế chất liệu mới bền vững hơn cho tượng đài nhằm giảm thiểu tối đa những tác động từ thời tiết cũng như môi trường bên ngoài cũng được nêu lên lại.

Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận 1: "Công trường Quách Thị Trang đã trở thành biểu tượng quá quen thuộc với người dân thành phố từ lâu nay, chính vì vậy, việc tái lập các công trình này, theo tôi, là điều cần thiết" - Ảnh: Quảng Đạo

Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận 1: "Công trường Quách Thị Trang đã trở thành biểu tượng quá quen thuộc với người dân thành phố từ lâu nay, chính vì vậy, việc tái lập các công trình này, theo tôi, là điều cần thiết" - Ảnh: Quảng Đạo

“Tượng đài Quách Thị Trang không chỉ có ý nghĩa riêng với Phật giáo”

Trước thông tin về đề xuất của thành phố về việc di dời tượng đài Quách Thị Trang về vị trí cũ, là vị giáo phẩm đảm nhiệm vai trò Trưởng ban Trị sự GHPGVN quận 1, nơi tọa lạc của tượng đài lịch sử này, trao đổi với báo Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Minh Quang đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với đề xuất nêu trên, đồng thời, cũng thông tin thêm về việc trên cương vị của mình, Thượng tọa cũng đã từng nhiều lần nêu ý kiến về việc cần đưa tượng đài Quách Thị Trang về lại vị trí cũ sau khi đơn vị thi công tuyến metro số 1 đã hoàn trả mặt bằng.

Với vai trò là nhà nghiên cứu, cư sĩ Phật giáo, đồng thời cũng là một cư dân đã sinh sống và làm việc tại TP.HCM từ trước năm 1975 đến nay, ông Trần Đình Sơn bày tỏ sự tán thành đối với đề xuất di dời lại tượng đài Quách Thị Trang về lại vị trí cũ.

NNC Trần Đình Sơn

NNC Trần Đình Sơn

“Việc một công trình kỷ niệm gắn với địa điểm mà sự kiện lịch sử liên quan đã diễn ra là một điều hoàn toàn hợp lý, vì vậy, theo tôi việc đưa tượng đài Quách Thị Trang về lại vị trí cũ là điều rất cần thiết. Theo thời gian, chúng ta có thể có những sự chỉnh trang, tu bổ cho khang trang, đẹp đẽ hơn đối với tượng đài này, tương xứng với sự biến đổi của cảnh quan xung quanh, nhưng cần hơn cả, như đã nói, đó là bức tượng phải được đặt lại chỗ ban đầu.

Lấy ví dụ như tượng đài Bồ-tát Thích Quảng Đức, dù được xây dựng tại một vị trí mới, nhưng tượng đài vẫn nằm ngay khu vực giao lộ nơi Ngài đã vị pháp thiêu thân và bảo tồn được tháp kỷ niệm đã có trước đó. Với tượng đài Quách Thị Trang, chúng ta cũng cần và nên có cách ứng xử tương tự như vậy”, ông Sơn bày tỏ.

Theo chia sẻ của Thượng tọa, tượng đài Quách Thị Trang là một công trình không chỉ có ý nghĩa riêng đối với Phật giáo mà còn đối với cả thành phố nói chung, là hình ảnh đi cùng với một giai đoạn lịch sử đấu tranh bất bạo động phản đối chính sách kỳ thị tôn giáo năm 1963 của Phật giáo, nhưng cũng đồng thời gắn với phong trào tranh đấu đô thị của sinh viên học sinh thời bấy giờ, góp phần không nhỏ vào thắng lợi giành lại độc lập, thống nhất nước nhà.

“Công trường Quách Thị Trang đã trở thành biểu tượng quá quen thuộc với người dân thành phố từ lâu nay, chính vì vậy, việc tái lập các công trình này, theo tôi, là điều cần thiết. Cần thiết không chỉ vì lý do gìn giữ một địa điểm mang dấu ấn văn hóa lịch sử cho thành phố mà còn bảo toàn được trọn vẹn ý nghĩa gắn với công trình kể từ khi được xây dựng. Việc tượng đài Quách Thị Trang lại đặt ở một nơi nào khác với địa điểm gắn liền với sự hy sinh của liệt nữ này sẽ làm giảm đi một phần quan trọng giá trị và ý nghĩa của công trình”, Thượng tọa Trưởng ban Trị sự Phật giáo quận 1 nhấn mạnh.

“Giữ được yếu tố đặc trưng trong việc tái lập là một thành công trong bảo tồn và phát triển”

Trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Tổng Thư ký Hội Sử học TP.HCM, người đã từng có nhiều bài báo, nhiều ý kiến đề đạt trong việc bảo tồn di sản đô thị và không gian văn hóa lịch sử của TP.HCM. Bà nhận định rằng tại TP.HCM, gắn liền với lịch sử Phật giáo là hệ thống hàng trăm ngôi chùa lớn nhỏ, trong đó có hàng chục ngôi chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa quốc gia và thành phố. Hệ thống chùa ở đây phản ánh sự đa dạng của tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư, trở thành những di sản vật thể và phi vật thể đặc trưng của thành phố.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu

Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu

Việc ‘tái lập’ hai cảnh quan tiêu biểu ở trung tâm thành phố là bùng binh “cây liễu” (giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi) và bùng binh chợ Bến Thành, sau khi thực hiện xây dựng công trình hạ tầng hiện đại tại đây, là hết sức cần thiết: Để bảo tồn dấu ấn lịch sử, lưu giữ ký ức đô thị, cũng như gìn giữ tượng đài các nhân vật lịch sử đã trở thành quen thuộc với nhiều thế hệ người dân thành phố và du khách”.

Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu, di tích lưu niệm và tượng đài Bồ-tát Thích Quảng Đức tại ngã tư Cách Mạng Tháng 8 – Nguyễn Đình Chiểu, tượng đài Quách Thị Trang có thể coi là những địa điểm tiêu biểu của phong trào của Phật giáo thành phố trong giai đoạn 1954 - 1975. Từ trước 1975 tại đây đã có những công trình kỷ niệm và lưu lại một chứng tích của lịch sử Phật giáo nói riêng và lịch sử thành phố nói chung. Vì vậy những nơi này có giá trị lịch sử, đồng thời, ngoài cảnh quan đặc trưng còn có giá trị di sản văn hóa đô thị.

Vì vậy, việc “tái lập” hai cảnh quan tiêu biểu ở trung tâm thành phố là bùng binh “cây liễu” (giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi) và bùng binh chợ Bến Thành, sau khi thực hiện xây dựng công trình hạ tầng hiện đại tại đây, là hết sức cần thiết: Để bảo tồn dấu ấn lịch sử, lưu giữ ký ức đô thị, cũng như gìn giữ tượng đài các nhân vật lịch sử đã trở thành quen thuộc với nhiều thế hệ người dân thành phố và du khách.

“Tuy nhiên, có thể việc ‘tái lập’ không hoàn toàn như cũ, bởi vì cảnh quan xung quanh cũng đã có sự thay đổi theo hướng hiện đại như khu vực tưởng niệm Hòa thượng Thích Quảng Đức dịch chuyển qua một không gian rộng hơn, xây dựng hiện đại hơn... Nhưng nếu bùng binh chợ Bến Thành được tái lập với cảnh quan hiện đại mà vẫn giữ được những yếu tố đặc trưng quen thuộc, thì đó là sự thành công trong bảo tồn và phát triển”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hậu nói.

Xem bài trước: Di dời tượng đài Quách Thị Trang về lại địa điểm lịch sử

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1241 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đời người ngắn ngủi đừng phí thời gian

GNO - Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay. Dĩ nhiên mỗi người có một mục tiêu riêng theo quan niệm sống của mình. Đối với người tu Phật thì vượt thoát khổ đau là quan trọng và cần kíp nhất.

Thông tin hàng ngày