“Đừng để ‘Phật giáo u buồn’ như thế!”

GNO - Báo Giác Ngộ số 1030 ra ngày 20-12 sẽ chuyển đến độc giả nhiều thông tin Phật sự chi tiết, nổi bật trong tuần vừa qua cùng những bài viết đặc sắc về văn hóa, Phật giáo, tuổi trẻ…

Mở đầu, nhà báo Quảng Kiến bày tỏ quan điểm: “Đã từng có những cuộc tranh luận kéo dài về việc đạo Phật tích cực hay tiêu cực. Tuy nhiên, những ai trực tiếp tìm hiểu giáo lý đạo Phật, đều thấy rằng những cuộc tranh luận như thế thật ấu trĩ. Bởi Phật giáo luôn đề cao tinh thần phụng sự, phụng hiến, là tinh thần Bồ-tát hạnh. Tinh thần đó xuất hiện trong cả hai truyền thống Phật giáo Nam truyền lẫn Bắc truyền”. Mời bạn đọc theo dõi bài Đừng để ‘Phật giáo u buồn’ như thế! trên trang Xã luận (tr.3).

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 1030 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Sau 60 năm ròng rã chờ đợi, “môn thể thao vua” cuối cùng cũng đã gọi tên Việt Nam với huy chương vàng của cả đội tuyển U23 nam và nữ trong SEA Games 2019 mới đây. Cả nước như vỡ òa trong không khí chiến thắng và dành muôn vàn lời chúc mừng gửi đến các cầu thủ trẻ. Không biết từ khi nào bóng đá trở thành phương tiện kết nối mọi người, tạo ra sự hứng khởi trong cuộc sống. Mọi người cuồng nhiệt xuống đường trong một niềm vui chung.

Song “‘Bóng đá cũng cần văn hóa’. Chuyện tưởng cũ mà hôm nay cũng vẫn còn mới. Đây là nốt trầm hay nét đứt gãy văn hóa trong những cuộc vui vừa qua” khi mà “một lần nữa cầu thủ sẽ ngập và ngộp trong những lời có cánh, những lời chúc tụng, cả những phần thưởng hiện kim và hiện vật. Về phía dân chúng là những cuộc vui thâu đêm... Nhưng cuộc vui thiếu văn hóa kềm chế để lại nhiều dư vị đắng”.

Đó là một phần nội dung bài viết Hãy biết thưởng thức và nhân rộng niềm vui ấy của TS.Nguyên Cẩn trên chuyên trang Sự kiện - Vấn đề (tr.8).

Trên chuyên mục Văn hóa, tác giả Võ Quốc Đức (Thích Tâm Đạo) phân tích Những nhầm lẫn về Thiền sư Liễu Quán trong nghiên cứu ở Trung Quốc nêu rõ: “Sau khi so sánh, đối chiếu, chứng thực và biện luận về sử liệu, chúng tôi thấy có vài vấn đề sai lệch như: 1. Về thế danh sư Liễu Quán. 2. Liễu Quán sang chùa Hải Tràng ở Quảng Châu Trung Quốc và được Thiền sư ni hiệu Thượng Kỷ ấn chứng? 3. Sư đã để lại những tác phẩm gì?”.

Mục đích bài viết trên của tác giả là gì, bạn đọc xem tr.24.

- Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng về Tâm đức & Tuệ đức
- Trang Suy nghiệm lời Phật: Quán định về già bệnh chết (Quảng Tánh)
- Truyện ngắn: Thiền sư và Đạo sĩ (tác giả Tuệ Quang Minh Đăng).

Trang Tuổi trẻ, với bài Lớn lên thêm từ những hành trình thiện nguyện, tác giả Lương Bảo Anh chia sẻ: “Nhìn lại khoảng trời sinh viên, tôi thấy mình may mắn hơn những bạn khác khi có nhiều cơ hội để tham gia vào những hoạt động mang tính cộng đồng, đặc biệt là những chuyến thiện nguyện trải dài theo những mùa hè đổ lửa, những ngày đông giá. Sau mỗi chuyến đi tôi thấy lòng mình có thêm những nốt lặng trầm lắng, yêu thương nhiều hơn với cuộc đời”.

Thăm mộ cuối năm nên cúng chay hay mặn? & Chén cơm cúng Phật có phải vật thường trụ? là những vấn đề sẽ được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ trả lời bạn đọc kỳ này.

Cùng nhiều tin, bài thú vị, thời sự trên chuyên trang Xã hộiPhật giáo nước ngoài.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày