Đừng nhầm lẫn giữa kỷ luật và trừng phạt

Bài trên Báo Giác Ngộ số 1139 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1139 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GN - Trong đời sống, đôi khi chúng ta lại có những nhẫm lẫn, theo đó dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Ở phương diện giáo dục trẻ, Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền - Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan chia sẻ với Giác Ngộ:

Kỷ luật (Discipline) có những lý giải về gốc nghĩa, thứ nhất nó bắt nguồn từ chữ disciplulus của La-tinh, có nghĩa là “student” tức người học; thứ hai nó bắt nguồn từ chữ disciplina nghĩa là “instruction and training” (hướng dẫn và đào tạo).

Vì vậy, kỷ luật nên được hiểu là một quá trình học hỏi của trẻ/ con người hoặc quá trình một người/tổ chức đưa ra những hướng dẫn để các thành viên trong cộng đồng đó thực hiện các hành vi phù hợp với chuẩn mực đã được thống nhất.

Một cá nhân cũng có thể tự đưa ra kỷ luật cho chính mình (self-discipline) và đây chính là đích đến của giáo dục. Xét trong giáo dục, để thực thi kỷ luật, người hướng dẫn (gọi chung vậy, bao gồm cả giáo viên, phụ huynh, Ban Giám hiệu) có thể dùng hàng loạt chiến lược. Ví dụ: đưa ra mong đợi, đưa ra quy trình với hướng dẫn cụ thể, đối thoại để chắc chắn người cần thực hiện hiểu rõ, và hậu quả (consequence) nếu không tuân thủ.

Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan

Tiến sĩ Giáo dục Nguyễn Thị Thu Huyền, Phó Hiệu trưởng Trường Quốc tế Việt Nam - Phần Lan

Như vậy, không phải trong kỷ luật không có biện pháp gì khi cá nhân không tuân thủ nhưng dưới quan điểm giáo dục hiện đại, không còn nhà khoa học giáo dục nào muốn dùng đến từ trừng phạt (Punishment) cả mà thay bằng Appropriate Consequences (hậu quả hợp lý). Lý thuyết về cái này rất dài và hiểu rõ thì người hướng dẫn không lo gì về nguy cơ gây tổn thương cho người chịu hậu quả cả.

Ví dụ, trẻ gây ồn ào trong lớp, giáo viên nhắc nhở và hỗ trợ nhưng trẻ không dừng hành vi, giáo viên có thể đưa ra cảnh báo về hậu quả nếu trẻ vẫn tiếp tục hành vi không phù hợp đó. Dù được cảnh báo, trẻ vẫn tiếp tục vi phạm thì giáo viên sẽ cho trẻ nhận hậu quả. Hậu quả đó có thể là ra khỏi lớp cùng với một nhiệm vụ cần hoàn thành. Hậu quả này liên kết với hành vi: Ồn ào, làm phiền trong lớp dẫn tới đi ra ngoài để không còn làm phiền.

Thêm nữa, trẻ ồn ào có thể do sự bứt rứt vì đông người nên ra ngoài để giảm sự kích thích từ người khác. Nếu trẻ ồn ào, mà giáo viên xử lý bằng cách nhéo tai, đánh vào tay khiến trẻ đau mà khóc thét lên thì đó là trừng phạt, vì biện pháp này không liên kết gì với hành vi để giúp trẻ nhận ra quan hệ nguyên nhân - kết quả tự nhiên trong hành vi của mình.

Ngoài ra, kể cả trẻ ồn ào mà hình thức xử lý là chép phạt cũng không hợp lý vì việc chép phạt không giúp trẻ nhận ra hậu quả liên kết với hành vi của mình. Trong mắt giáo viên có thể đó là “kỷ luật” để uốn nắn nhưng với học sinh (và cả với tôi) là trừng phạt vô lý.

Trường hợp nhiều lần có thể là cấm túc sau giờ học và phải làm nhiệm vụ bổ sung: đọc sách, viết kế hoạch cải thiện (reflection sheet), nói chuyện với hiệu trưởng. Nghiêm trọng hơn như trẻ gây rối với học sinh khác khiến giáo viên không thể dạy, trẻ khác không thể học nhiều lần, nhà trường có thể mời phụ huynh lên họp và đưa ra written warning (cảnh cáo bằng văn bản) cho các hậu quả tiếp theo... Tùy từng trường hợp mà quy trình xử lý có thể linh động.

Tôi xử lý cực kỳ nhiều các hành vi của trẻ từ mầm non tới cấp 3, nhiều hôm, từ sáng tới chiều tối, có khi áp dụng cấm túc mà Phó Hiệu trưởng phải canh trẻ tới 6g vì ba mẹ không chịu tới đón. Thế nhưng, tôi khẳng định, mình nhìn thấy sự cải thiện hành vi rất rõ ràng của trẻ, kể cả những bạn được xem là “trời thần đất lở” trong mắt cả ba mẹ lẫn giáo viên.

Trừng phạt - Punishment lại là cách thức mà Hiệp hội Tâm lý học Mỹ giải thích như sau:

“Hình phạt dựa trên ý tưởng rằng trẻ em cần phải cảm thấy tồi tệ hơn hoặc cảm thấy đau đớn, xấu hổ hoặc sỉ nhục để học cách cư xử. Hình phạt hướng tới:

- Kiểm soát hành vi thông qua quyền lực và nỗi sợ hãi.

- Dạy trẻ che giấu hoặc nói dối về những sai lầm và hành vi sai trái.

- Tập trung vào hành vi tiêu cực.

- Dạy trẻ cư xử theo một số cách cụ thể để né tránh nhận những hậu quả tiêu cực hoặc để “mua chuộc” người hướng dẫn.

Chính những kết quả không mong đợi của trừng phạt khiến các nhà giáo dục rất cân nhắc khi dùng thuật ngữ này. Một thời gian dài trừng phạt thân thể đã là phương pháp phổ biến và hàng loạt các nghiên cứu chỉ ra hậu quả và di chứng tổn thương lâu dài trên trẻ. Mọi người có thể vào scholar.google.com để tìm hàng loạt bằng chứng về mặt khoa học.

Giữa kỷ luật và trừng phạt, để đi đến kết quả là hành vi chuẩn mực của trẻ thì quá rõ ràng: Discipline (kỷ luật) mang lại hiệu quả hơn và không làm tổn thương trẻ. Là người lớn, chúng ta đi làm cũng không muốn sếp dùng trừng phạt với mình, vậy tại sao mình cứ khăng khăng đòi dùng với trẻ?

Tôi nghĩ với các chuyên gia giáo dục thực sự, dù là quan điểm cá nhân và viết cho cộng đồng dễ hiểu thì cũng nên phát biểu một cách chặt chẽ, thận trọng và có nền tảng khoa học.

Chúng ta đã giáo dục trẻ quá lâu bằng kinh nghiệm chủ quan, đã đến lúc kinh nghiệm đó cần được soi rọi bằng khoa học.

Hạnh phúc xây từ nền móng lắng nghe

“Lắng nghe để hiểu/ Nhìn lại để thương”. Đây là thông điệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong cuộc sống thường ngày, người thân, người thương của nhau đôi khi vẫn có những va chạm, trái ý nghịch lòng. Dù vậy, hẳn nhiên, mong ước của từng người trong câu chuyện cuộc sống của mình vẫn luôn là mong điều tốt đẹp. Tiếng nói khác nhau nhưng mục đích chắc chắn giống. Chỉ cần cùng ngồi lại để lắng nghe người kia giãi bày.

“Be beautiful, be yourself” (Ta có là ta, ta mới đẹp), thiền ngữ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh nhắc chúng ta đừng áp đặt và bắt ai theo khuôn mẫu định sẵn dù ta nghĩ nó tốt. Cái tốt với ta chưa chắc tốt với người khác. Cái ta nghĩ như vậy mới đúng với số đông đâu phải cũng phù hợp với người thân yêu của mình? Thiền ngữ ấy cũng nhắc mỗi người hãy mạnh mẽ để sống thật với bản thân, bứt mình ra khỏi chiếc khuôn để là mình đúng nghĩa nhất.

Chánh Quán

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày