Gia Lai: Tịnh xá Ngọc Yên tưởng niệm 30 năm ngày Hòa thượng Thích Giác Độ viên tịch

Nhiễu tháp Hòa thượng Giác Độ trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Yên
Nhiễu tháp Hòa thượng Giác Độ trong khuôn viên tịnh xá Ngọc Yên
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 15-11, Hòa thượng Giác Thành, viện chủ tịnh xá Ngọc Yên (TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai), cùng chư tôn đức Tăng Ni Giáo đoàn III đã trang nghiêm tưởng niệm 30 năm ngày cố Hòa thượng Giác Độ viên tịch.
Chư tôn giáo phẩm Giáo đoàn III niêm hương tưởng niệm cố Hòa thượng Giác Độ

Chư tôn giáo phẩm Giáo đoàn III niêm hương tưởng niệm cố Hòa thượng Giác Độ

Sau khi nhiễu quanh tháp cố Hòa thượng Giác Độ, chư tôn đức đến thiền đường Minh Đăng Quang của tịnh xá, nơi đặt di ảnh tôn thờ cố Hòa thượng, chư tôn đức giáo phẩm đảnh lễ Tam bảo, lịch đại Tổ sư, Giác linh cố Hòa thượng Giác Độ ôn lại công hạnh và những hoạt động Phật sự mà cố Hòa thượng đã để lại cho tứ chúng.

Theo đó, cố Hòa thượng Giác Độ, thế danh là Nguyễn Hữu Trí, sinh ngày 8-2-Tân Dậu (1920), tại thôn Bình Hòa, xã An Hảo, quận Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Ngài xuất gia vào ngày 29-7-1970, tại tịnh xá Ngọc Túc (An Khê), do Trưởng lão Giác Phải - Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn III thu nhận.

Chư tôn đức thành kính dâng nén tâm hương tưởng niệm

Chư tôn đức thành kính dâng nén tâm hương tưởng niệm

Trải qua thời gian thử thách, cũng là thúc liễm thân tâm, trau dồi hạnh đức, ngài được Giáo hội chứng minh và Trưởng lão Giác Phải - Đệ nhị Trưởng Giáo đoàn truyền thọ Sa-di giới vào năm 1973, tại Giới đàn Ngọc Trung, thị trấn An Khê, tỉnh Gia Lai, với pháp hiệu Giác Độ. Ngài thọ giới Cụ túc vào năm 1976 tại Giới đàn tịnh xá Ngọc Tòng, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Lễ tưởng niệm húy nhật 30 năm ngày viên tịch cố Hòa thượng Thích Giác Độ

Lễ tưởng niệm húy nhật 30 năm ngày viên tịch cố Hòa thượng Thích Giác Độ

Sau khi thọ Tỳ-kheo, ngài được Giáo hội phân công trú xứ tại tịnh xá Ngọc Sơn (Tuy Phước, Bình Định), tịnh xá Ngọc Ninh (Sông Cầu, Phú Yên), đến năm 1982 bổ nhiệm về trụ trì tịnh xá Ngọc Hạnh, tỉnh Kon Tum để thực hiện công hạnh “Tác Như Lai sứ, hành như Lai sự”.

Với nhiệm vụ thiêng liêng của người Tăng sĩ tiếp nối mạng mạch giáo pháp hoằng hóa lợi sanh, nơi đây ngài lại một lần nữa đem chánh pháp làm đẹp cuộc đời, qua hai công hạnh: Kiến lập đạo tràng và pháp hóa môn đồ. Cố Hòa thượng Giác Độ là người có nhiều đóng góp trong việc xây dựng tịnh xá Ngọc Hạnh (Kon Tum) và là người sáng lập tịnh xá Ngọc Yên (TP.Pleiku - Gia Lai).

Lễ cúng dường trai Tăng

Lễ cúng dường trai Tăng

Sau phần nghi thức tưởng niệm, chư tôn đức Tăng Ni đã được Phật tử tại địa phương cùng môn đồ pháp quyến của cố Hòa thượng tác bạch cúng dường trai Tăng đến chư tôn đức Tăng, Ni.

Hòa thượng viên tịch vào năm 1992, nhục thân của Hòa thượng được đưa về an táng tại bảo tháp đặt ở tịnh xá Ngọc Yên (TP.Pleiku, Gia Lai).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày