Giác Ngộ số 1042: Sống chậm giữa mùa đại dịch...

GNO - Giác Ngộ số 1042, ra ngày 20-3 gửi đến độc giả những bài viết hay, đáng suy ngẫm về sự thực hành chánh niệm để luôn tỉnh thức, vững chãi trước sợ hãi về dịch bệnh đang hoành hành, đặc biệt khi số ca nhiễm bệnh Covid-19 trên thế giới và Việt Nam tăng lên mỗi ngày.

bia 1042 -1.jpg

Bìa Báo Giác Ngộ số 1042 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Theo đó, trên trang 3 nhà báo Quảng Kiến chia sẻ: “Đối với một chúng sanh chưa giác ngộ, tâm vốn vô thường, không đáng tin do còn chất chứa những căn bản phiền não. Tuy vậy, một người thiện lương vẫn là người luôn ý thức nỗ lực gìn giữ sự chân thật, lời nói luôn đi đôi với việc làm, bằng không sẽ là kẻ lừa thầy dối bạn, rất nguy”.

Đây như lời nhắc nhở chân thành, sâu sắc với tất cả chúng ta về giá trị của chánh niệm - giúp tạo ra sự nhất quán trong lời nói và hành vi. Mời bạn đọc và cùng suy gẫm “Khi lời nói không đi đôi với việc làm”.

- Trang Sự kiện - Vấn đề tiếp nối chuỗi bài viết Hệ lụy từ việc tùy tiện cấp phép ấn phẩm tôn giáo, Kỳ 3: Cần một xử lý nghiêm minh. Đây cũng chính là mong muốn chung của tất cả những nhà làm sách chân chính và độc giả trí thức khi loạt ấn phẩm của Nguyễn Nhân được Viện Nghiên cứu Phật học VN xác nhận là có nhiều nội dung sai lệch, xuyên tạc lịch sử. Bài viết do PV Giao Hảo thực hiện, ghi nhận ý kiến của lãnh đạo cơ quan chức năng thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.  
 
- Trang Phật học: Bài giảng của Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng - Hạnh nguyện Phổ Hiền Bồ-tát (tiếp theo và hết); Niềm tin Chánh pháp: Chìa khóa vàng khai mở tự tâm (Thích Thiền Minh).

- Trang Suy nghiệm lời Phật: Hành trang hoằng pháp của Tôn giả Phú-lan-na (ĐĐ.Quảng Tánh).

Xoay quanh tác động của dịch Covid-19 đến tâm lý và đời sống của cộng đồng, Tâm an lạc: Vắc-xin đặc hiệu trước Covid-19, Luật gia Trần Thúc Hoàng bày tỏ: “Ta cũng sẽ thấy những bài tập đơn giản về thiền định và chính niệm có hiệu quả như thế nào trong việc điều chỉnh tâm bất an và nuôi dưỡng những suy nghĩ cảm xúc tích cực giúp ta thêm yêu đời (cuộc sống quý giá nhất trên đời) và sẵn sàng đương đầu với mọi thăng trầm cuộc sống”.

Cùng chủ đề, Sống chậm giữa mùa đại dịch của tác giả Chu Minh Khôi trên trang Văn hóa.

Đặc biệt trong số này, nhà thơ Trần Quê Hương với Nguyện cầu hóa giải tai nàn - lời thơ cầu nguyện bình an cho tất cả mọi người trong mùa dịch:

Ta là tự tánh chân nhân ứng thời
sa bà đế... à... ơi!
Sớm khuya chiều tối... thức đời phù du
Vượt ngàn chướng lụy phiền ưu
Thoát chứng mới, thoát ao tù đảo điên
Khổ khó thở... khổ tử huyền
Nạn cấp tính, nạn lây truyền Á... Âu!
Covid ơi! Sóng thương đau...

- Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc (20-3), Hạnh phúc trong tay của tác giả Lưu Đức Bình Minh, gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa: “Chỉ cần chúng ta buông một cái, những thứ mà mình nắm giữ lâu nay. Giận, hờn, buồn, tủi, danh lợi, chức quyền… Những thứ đó mình đã quơ quào và nắm giữ nhiều đời nhiều kiếp, quá nhiều, đến mức nặng trĩu nhưng ta vẫn chưa chịu dừng lại…

- Và Cha mẹ cùng con “đánh thức” hạt mầm thiện lành (Lương Đình Khoa).

- Trang Sáng tác có truyện ngắn Chuyện ở xóm Bình An của Trương Quốc Toàn.

- Tụng kinh vào lúc chạng vạng có bị vong theo? là câu hỏi được Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ giải đáp trong số này.

- Trang Xã hội, Chia sẻ nước ngọt đến vùng hạn, nhiễm mặn (S.Nghệ).

Cùng nhiều tin tức cập nhật trong và ngoài nước trong tuần qua trên trang Thời sựQuốc tế.

Kính mời bạn đọc đón theo dõi!


>>>  Mời bạn đọc đăng ký báo Giác Ngộ năm 2020

Giác Ngộ online

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tổ đình Vạn Thọ (Q.1) với cờ, hoa đầy sắc màu soi bóng bên dòng kênh Nhiêu Lộc - Ảnh: Quảng Đạo

[Ảnh] Phật đản về trên các tự viện Q.1 và Q.8

GNO - Lễ đài Phật đản với cờ, hoa, băng-rôn, biểu ngữ đầy sắc màu được các tự viện trên địa bàn Q.1 và Q.8 thiết trí nhằm kính mừng ngày Đản sanh của Đức Phật cũng như tạo nên không khí vui tươi trong suốt thời gian diễn ra sự kiện Phật giáo quan trọng này.

Sắc màu Phật đản đặc trưng ở thiền môn xứ Huế cổ kính - Ảnh: QĐ/BGN

[Ảnh] Phật đản về trên cố đô Huế

GNO - Đón mừng ngày Đản sanh của Đức Từ Phụ, lễ đài tại Quốc tự Diệu Đế - nơi cử hành lễ Mộc dục trước khi rước Phật đản sanh và lễ đài tại tổ đình Từ Đàm - nơi cử hành Đại lễ Phật đản của GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, các công tác thiết trí đã và đang được hoàn thành một cách chu đáo, tỉ mỉ.

Thông tin hàng ngày