GS. Trịnh Xuân Thuận nhận giải thưởng Kalinga cao quý của UNESCO

(GNO): Vào 05-11 vừa qua, nhân Diễn đàn Khoa học Thế giới tại thủ đô Budapest (Hungary), tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã tổ chức lễ trao giải thưởng Kalinga 2009 cho giáo sư Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt.

Đây là giải thưởng quốc tế nhằm tôn vinh nỗ lực của những nhà nghiên cứu có nhiều thành công trong việc phổ biến kiến thức khoa học đến công chúng, cải thiện phúc lợi công cộng và làm giàu có thêm di sản văn hóa của các dân tộc và những giải pháp cho các vấn đề của nhân loại. Năm nay, giải thưởng Kalinga này được quyết định vào đầu tháng 10-2009. Giáo sư Trịnh Xuân Thuận cùng chia sẻ giải thưởng với giáo sư Yash Pal - một nhà khoa học Ấn Độ.

TTX.jpg
GS. Trịnh Xuân Thuận có mối quan hệ mật thiết
với Thượng tọa Ricard Matthieu, người đã ảnh hưởng rất lớn
đến ông trên con đường trở thành một Phật tử 
và viết chung tác phẩm Cái vô tận trong lòng bàn tay

GS. Trịnh Xuân Thuận sinh 1948 tại Hà Nội, là một chuyên gia người Mỹ gốc Việt trong lĩnh vực vật lý thiên văn, được UNESCO đánh giá là người từng phát hiện thiên hà trẻ nhất vào năm 2004. Ông đã viết hơn 200 bài báo khoa học về các thiên hà và xuất bản nhiều cuốn sách. Trong số những tác phẩm của ông có một cuốn sách minh họa lịch sử của Vụ nổ lớn (Big Bang) khai sinh ra vũ trụ. Ông còn là một nhà thơ, một triết gia, và một nhà hoạt động cho môi trường và hòa bình và nhận lãnh nhiều giải thưởng trong lĩnh vực thiên văn và trong lĩnh vực văn hoá xã hội.

Với Phật giáo, GS. Trịnh Xuân Thuận là trí thức Phật tử khi ông là một trong những nhà khoa học lớn trên thới giới nêu lên những suy nghĩ của mình về tương quan giữa khoa học và Phật giáo. Những tác phẩm best-seller của ông như: Những con đường ánh sáng, Giai điệu bí ẩn, Hỗn độn và hài hòa, Cái vô hạn trong lòng bàn tay, Lượng tử và hoa sen, Nguồn gốc…đã được dịch ra 20 thứ tiếng khác nhau trên thế giới đều liên quan đến Phật giáo.

Ông chiêm nghiệm thế giới theo triết lý Phật giáo và cho rằng với cái nhìn của nhà khoa học vật lý hiện đại và đạo học phương Đông là hai cách nhìn về cùng một sự vật, đó là vũ trụ. "Hai lối nghĩ tả về một cái thì phải gặp gỡ nhau. Nếu như tôn giáo giúp mình nhìn ra sự thật về vũ trụ để sống, để nhìn đời hoàn hảo hơn thì vật lý hiện đại giúp mình dùng thiên nhiên để chế tạo ra những công trình kỹ thuật, khoa học. Phật giáo rất vững vàng để đương đầu với khoa học. Nhà khoa học làm những cuộc quan sát, thí nghiệm. Trong Phật giáo, con người tự thí nghiệm lấy chính mình. Họ tự tìm lấy con đường của họ. Trong đạo Phật, người ta tìm thấy khái niệm vô thường: tất cả đều chuyển động, tất cả đều thay đổi, tất cả đều tiến hóa, thì đó cũng là thông điệp chính của khoa học. Các ngôi sao đều có lịch sử riêng của chúng: chúng sinh ra, sống và chết. Vũ trụ có một sự khai nguyên, một hiện tại và một tương lai. Tất cả đều thay đổi, tất cả đều chuyển động.", GS. Trịnh Xuân Thuận từng phát biểu.

Hiện tại, GS. Trịnh Xuân Thuận cũng đang tìm hiểu thêm về Lão tử để soi rọi nó với đạo Phật, phát hiện thêm những chiều sâu mà con người chưa biết đến. Theo ông: "Đó là cuộc tìm kiếm vô cùng. Cho đến nay, con người có thể nhìn thấy chỉ chiếm 4% trong tổng số vật chất trong vũ trụ. Như vậy, rõ ràng, còn quá nhiều thứ, đến 96%, để chúng ta học hỏi và khám phá. Tôi tin rằng ý thức con người đủ sức mạnh để khám phá phần còn lại mênh mông và huyền bí đó."

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.
Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.

Thông tin hàng ngày