Hà Nội: Họp báo về tổ chức Lễ hội chùa Hương xuân Giáp Thìn - 2024

Họp báo thông tin về Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn - 2024
Họp báo thông tin về Lễ hội chùa Hương Xuân Giáp Thìn - 2024
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Ngày 5-2, UBND H.Mỹ Đức (Hà Nội) họp báo thông tin về Lễ hội chùa Hương xuân Giáp Thìn - 2024.
Thượng tọa Thích Minh Hiền trả lời câu hỏi của báo chí

Thượng tọa Thích Minh Hiền trả lời câu hỏi của báo chí

Tại đây, Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì quần thể chùa Hương cho biết Lễ hội chùa Hương xuân Giáp Thìn diễn ra từ ngày 11-2 đến hết ngày 1-5 (mồng 2-1-Giáp Thì đến hết ngày 23-3-Giáp Thìn). Lễ khai hội vào ngày 15-2-2024 (mồng 6-1-Giáp Thìn).

Thượng tọa Thích Minh Hiền giới thiệu về động Hương Tích, động Người Xưa… Hương Sơn còn là Thánh tích Phật giáo của người con Việt, nơi Bồ-tát Quán Thế Âm trác tích tu hành thành đạo, hành hương đỉnh lễ Bồ-tát Quán Thế Âm đã trở thành một phần không thể thiếu của người đệ tử Phật mỗi độ xuân về.

Theo Thượng tọa Thích Minh Hiền, Ban Trị sự Phật giáo H.Mỹ Đức đã chủ trì phối hợp với chư Tăng Ni, Ban Quản lý các đền, chùa, động trong khu di tích Thắng cảnh Hương Sơn, xây dựng kế hoạch phối hợp với các lực lượng của Ban Tổ chức xã Hương Sơn làm tốt công tác phục vụ.

Ông Đặng Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND H.Mỹ Đức cho biết, điểm nổi bật của Lễ hội chùa Hương năm 2024 là Ban Tổ chức tiếp tục tập trung đổi mới công tác tổ chức nhằm đảm bảo an toàn văn minh và thân thiện. Năm nay, Ban Quản lý khu di tích, thắng cảnh Hương Sơn tiếp tục thực hiện chuyển đổi việc bán vé từ mô hình truyền thống sang bán vé điện tử, bỏ bán vé tại 2 cổng Đục Khê và Tiên Mai, chuyển sang phục vụ bán vé thắng cảnh và vé thuyền đò tại bến đỗ phương tiện của du khách.

Theo ông Cảnh, từ 1-1-2024, giá vé thắng cảnh Hương Sơn được thực hiện theo Nghị quyết số 16/2023/NQ-HĐND ngày 6-12-2023 của Hội đồng Nhân dân TP.Hà Nội, với 120.000 đồng/ người/ lượt; với những đối tượng ưu tiên thì giá vé 60.000 đồng/ người/ lượt (giá vé trên đã có 2.000 đồng phí bảo hiểm). Như vậy, giá vé Thắng cảnh Hương Sơn năm nay đã tăng mạnh so với mức giá 80.000 đồng của các năm trước.

Chùa Thiên Trù
Chùa Thiên Trù

Giá vé dịch vụ thuyền, đò vận chuyển khách cũng tăng mạnh so với các năm trước, cụ thể tuyến Hương Tích là 85.000 đồng/người/ 2 lượt vào - ra (trước đây là 55 nghìn đồng)…; Giá vé cáp treo khứ hồi người lớn 220.000 đồng, trẻ em 150.000 đồng, vé đi một lượt 150.000 đồng/người lớn, 100.000 đồng/trẻ em. Giá vé vận chuyển khách bằng xe điện 20.000 đồng/người/lượt.

Ngoài lệ cuộc họp báo, trao đổi thêm với Báo Giác Ngộ, Thượng tọa Thích Minh Hiền cho biết: Tùng lâm Hương Tích cùng các tự viện đã chuẩn bị cơ sở vật chất, nơi thờ tự và tất cả những gì cần thiết cho mùa lễ hội mới. Đặc biệt, lễ khai hội đầu xuân vào mồng 6 tháng Giêng Giáp Thìn, một chương trình nghệ thuật đặc sắc đã được chuẩn bị, với nhiều tác phẩm hay, có thể kế đến như nhạc phẩm “Trẩy hội Hương Sơn” của Nhạc sĩ Cù Lệ Duyên; bài hát “Chùa Hương” của nhạc sĩ Hoàng Quý sáng tác trong giai đoạn 1938-1942.

Tại lễ khai hội năm nay sẽ có khai mạc triển lãm nghệ thuật với trên 50 bức tranh của các họa sĩ trong Đạo tràng Chân Tịnh. Đề tài của các bức tranh chủ yếu vẽ phong cảnh chùa Hương, núi rừng Hương Sơn, Phật bà Quán Âm, chân dung Tăng Ni. Đặc biệt, tranh của họa sĩ Quảng Nguyên vẽ toàn cảnh chùa Thiên trù, rộng 2,2m, cao 1m.

Một tác phẩm tại triển lãm sẽ khai mạc vào ngày khai hội chùa Hương

Một tác phẩm tại triển lãm sẽ khai mạc vào ngày khai hội chùa Hương

“Hàng năm, chúng tôi đều khai đàn Dược Sư vào ngày mồng Một Tết Nguyên đán, vào ngày rằm tháng Giêng với lễ Thượng nguyên cũng tụng kinh Dược Sư cầu an cho các Phật tử, du khách. Ngoài ngày khai hội, các ngày lễ lớn được tổ chức tại chùa như: Lễ Thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ khánh đản Đức Quán Âm. Tất cả các hoạt động nghi lễ, chúng tôi không làm những gì khác với sự hướng dẫn của Ban Nghi lễ Phật giáo T.Ư”, Thượng tọa Thích Minh Hiền khẳng định.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày