Hà Nội: Trường Trung cấp Phật học bế giảng khóa VIII, khai giảng khóa IX

Quang cảnh lễ tổng kết, khai giảng tại Trường Trung cấp Phật học TP.Hà Nội
Quang cảnh lễ tổng kết, khai giảng tại Trường Trung cấp Phật học TP.Hà Nội
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 22-6, Trường Trung cấp Phật học Hà Nội tổ chức lễ bế giảng khóa VIII năm học 2018-2022 và khai giảng khóa IX.
Đại diện các cơ quan, chư tôn đức, Tăng Ni sinh tham dự

Đại diện các cơ quan, chư tôn đức, Tăng Ni sinh tham dự

Hoà thượng Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Giáo dục Phật giáo Trung ương, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; Hòa thượng Thích Thanh Chính, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo TP.Hà Nội, cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Phật học Hà Nội, Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, Thanh Hóa, Hòa Bình và đại diện lãnh đạo TP.Hà Nội.

Theo báo cáo, khoá VIII, năm học 2018-2022, Trường Trung cấp Phật học Hà Nội có 150 Tăng Ni sinh. Tăng Ni sinh đã trải qua 41 môn học, 235 đơn vị học trình và đã hoàn thành xuất sắc khóa học với kết quả cao. Trong đó có 6 Tăng Ni sinh đạt kết quả xuất sắc, 32 vị đạt loại giỏi.

Tại buổi lễ, Ban Giám hiệu nhà trường đã trao giấy khen đến các Tăng Ni sinh đạt thành tích cao trong quá trình học tập.

Hòa thượng Thích Thanh Quyết phát biểu tại buổi lễ

Hòa thượng Thích Thanh Quyết phát biểu tại buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, Hòa thượng Thích Thanh Quyết đánh giá cao sự cố gắng, nỗ lực của Ban Giám hiệu cùng các Tăng Ni sinh của trường. Mặc dù tình hình học tập bị ảnh hưởng nhiều bởi đại dịch bệnh Covid-19 nhưng dưới sự chỉ đạo của Ban Trị sự Phật giáo TP.Hà Nội, thầy và trò vẫn cố gắng hoàn thành chương trình học với nhiều Tăng Ni sinh đạt kết quả cao. Hòa thượng cho đây là nguồn nhân lực chất lượng cho các Học viện và Giáo hội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày