Hải Dương: Hội thảo Khoa học về Di tích chùa Quang Khánh trong lịch sử Phật giáo xứ Đông

Hội thảo Khoa học về Di tích chùa Quang Khánh và Quốc sư Huệ Nhẫn
Hội thảo Khoa học về Di tích chùa Quang Khánh và Quốc sư Huệ Nhẫn
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Sáng 17-2, tại tổ đình Quang Khánh (H.Kim Thành), Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, Hội Khoa học lịch sử Hải Dương, UBND xã Ngũ Phúc, môn phái tổ đình Quang Khánh tổ chức Hội thảo "Vị thế chùa Quang Khánh trong lịch sử Phật giáo xứ Đông" nhân kỷ niệm 700 năm ngày Quốc sư Huệ Nhẫn (Tổ Non Đông) viên tịch.

Chư tôn đức chứng minh, tham dự

Chư tôn đức chứng minh, tham dự

Chứng minh, tham dự có Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Hòa thượng Thích Thanh Đạt, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Hội đồng khoa học Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội, cùng chư tôn đức Hội đồng Trị sự, đại diện các Ban, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Ban Trị sự các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Dương; các tự viện trực thuộc sơn môn tổ đình Quang Khánh; lãnh đạo chính quyền tỉnh Hải Dương, TP.Hải Phòng, H.Kim Thành; các xã có liên quan 72 tự viện nơi lưu dấu của Tổ Non Đông, các nhà nghiên cứu, nhân sĩ trí thức và nhân dân địa phương.

Ban Tổ chức có Thượng tọa Thích Thanh Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hải Dương, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo khoa học; ông Tăng Bá Hoành, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử tỉnh Hải Dương, đồng Trưởng ban Tổ chức, cùng các thành viên Ban Tổ chức…

Hội thảo là diễn đàn tập hợp các công trình nghiên cứu, thảo luận, hệ thống các nguồn tài liệu về chùa Quang Khánh và Quốc Sư Huệ Nhẫn.

Các nhà nghiên cứu, học giả tham dự hội thảo

Các nhà nghiên cứu, học giả tham dự hội thảo

Hội thảo là diễn đàn tập hợp các công trình nghiên cứu, thảo luận, hệ thống các nguồn tài liệu về chùa Quang Khánh và Quốc Sư Huệ Nhẫn (Tổ Non Đông) được lưu giữ và lưu truyền đến ngày nay. Qua đó, nhằm đánh giá, khẳng định các giá trị lịch sử, văn hóa, tư liệu của hệ thống di sản văn hóa tại Di tích chùa Quang Khánh, góp phần làm rõ giá trị nổi bật của di tích quốc gia này.

Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng bảo tồn và phát huy giá trị Di sản lịch sử văn hóa chùa Quang Khánh; đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa phương.

Nhiều tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu về Di tích Quang Khánh và Tổ Non Đông

Nhiều tham luận của các học giả, nhà nghiên cứu về Di tích Quang Khánh và Tổ Non Đông

Đại biểu lắng nghe nhiều tham luận của các học giả và nhận được nhiều ý kiến thảo luận xoay xung quanh các vấn đề như: Quốc sư Huệ Nhẫn với lịch sử Phật giáo; Quốc sư Huệ Nhẫn và các nơi thờ tự; lịch sử ra đời, quy mô kiến trúc, dấu tích ngôi tháp cổ, hệ thống tượng Phật và tượng Quốc sư tại chùa Quang Khánh; các văn bia khoa cúng liên quan đến Quốc sư Huệ Nhẫn; lịch sử phát triển và truyền thừa chùa Quang Khánh; các trước tác của Quốc sư Huệ Nhẫn; phát triển du lịch kết nối giữa chùa Quang Khánh (chùa Muống) với chùa Tường Quang (Non Đông).

Chư tôn đức và các nhà nghiên cứu, học giả tham dự

Chư tôn đức và các nhà nghiên cứu, học giả tham dự

Đúc kết hội thảo, Ban Tổ chức khẳng định rõ công lao của Quốc sư Huệ Nhẫn với Phật giáo thời Trần và quê hương đất nước; Quốc sư Huệ Nhẫn được nhiều nơi phụng thờ, nhiều nơi lưu giữ tư liệu về cuộc đời và sự nghiệp của ngài; chùa Quang Khánh là chùa nơi quê quán của Quốc sư tại thôn Dưỡng Mông, xã Ngũ Phúc; khẳng định những giá trị về kiến trúc, tín ngưỡng Tổ chùa Muống và lễ hội chùa Muống; chính quyền địa phương cần mở rộng truyền thông giới thiệu rộng rãi về nét đặc sắc của ngôi chùa này, xây dựng điểm đến du lịch và tham quan cho du khách và nhiều kiến nghị khác…

Đây là hoạt động đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng 700 năm ngày Quốc sư Huệ Nhẫn (Tổ Non Đông) viên tịch (1325-2025).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư Tăng trong nghi thức Bố-tát tại chính điện Việt Nam Quốc Tự

[Ảnh] Kỳ Bố-tát đầu tiên của chư Tăng TP.HCM sau khi sáp nhập Bình Dương (cũ) và Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ)

GNO - Sáng nay, 29-6-Ất Tỵ (23-7-2025), tại Trụ sở Ban Trị sự - Việt Nam Quốc Tự (P.Xuân Hòa) diễn ra Lễ Bố-tát, thính giới định kỳ với sự quang lâm chứng minh của chư vị Trưởng lão Hội đồng Chứng minh, Chứng minh Ban Trị sự; chư Tăng thành viên Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, các ban chuyên môn trực thuộc.
Tiền an cư là chỉ cho việc an cư ba tháng đầu của mùa mưa; hậu an cư là chỉ cho việc an cư ba tháng sau của mùa mưa

Tiền an cư và hậu an cư

GNO - Ở Ấn Độ, vào mùa mưa cỏ cây, côn trùng, giun dế v.v... sinh trưởng mạnh mẽ. Vì vậy, các tu sĩ ngoại đạo thường ở yên một chỗ trong thời kỳ mùa mưa nhằm tránh giẫm đạp lên cây cỏ, côn trùng, đồng thời cũng để chuyên tâm hơn cho việc tu hành. 
Phật giáo thời đại: Triết lý hòn đá lăn

Phật giáo thời đại: Triết lý hòn đá lăn

GNO - "Triết lý đá lăn chính là một triết lý năng động. Nó ngược lại với thái độ ngồi yên và hưởng thụ... Trong triết lý đá lăn, chúng ta cần có một niềm tin và sự kiên trì. Niềm tin con người là cơ sở đầu tiên để triển khai triết lý này....".

Thông tin hàng ngày