Hải Phòng: Lễ khai pháp khóa An cư kiết hạ Phật lịch 2567 tại trường hạ chùa Nam Hải

Lễ khai pháp khóa An cư kiết hạ tại chùa Nam Hải
Lễ khai pháp khóa An cư kiết hạ tại chùa Nam Hải
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Buổi lễ diễn ra vào sáng 10-7 (23-5-Quý Mão), tại trường hạ chùa Nam Hải - trụ sở Ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng.
Chư tôn đức tại lễ khai khóa An cư kiết hạ TP.Hải Phòng

Chư tôn đức tại lễ khai khóa An cư kiết hạ TP.Hải Phòng

Chứng minh, tham dự buổi lễ có Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.Hải Phòng, Trưởng ban Tổ chức khóa An cư kiết hạ, Đường chủ hạ trường; Hòa thượng Thích Thanh Giác, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự TP.Hải Phòng, giáo thọ hạ trường; Thượng toạ Thích Nguyên Bình, nguyên Ủy viên Thường trực Ban Trị sự TP, Chánh Duy-na hạ trường, chư tôn đức Phó Duy-na và 301 hành giả.

Đến dự còn có lãnh đạo Ban Tôn giáo TP và đại diện các cơ quan, phường sở tại.

Chư hành giả an cư đã vân tập lễ Phật cầu gia bị và tổ chức lễ khai pháp khóa hậu An cư kiết hạ. Năm này, TP.Hải Phòng có tổng số 301 hành giả thực hiện cấm túc an cư, trong đó có: 72 vị Tỷ-khiêu và 229 vị Tỷ-khiêu-ni. Trường hạ đã cung thỉnh Hòa thượng Thích Quảng Tùng đương vi ngôi Đường chủ.

Đại chúng tại trường hạ

Đại chúng tại trường hạ

An cư kiết hạ là truyền thống quý báu đã được Đức Phật chế định trong luật tạng và mang nét đặc thù của Phật giáo, là cơ hội để cho các hành giả an cư trau dồi Giới - Định - Tuệ, thúc liễm thân tâm, tiến tu tam vô lậu học.

Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã giảng giải bộ kinh Đại Phương tiện Phật báo ân

Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã giảng giải bộ kinh Đại Phương tiện Phật báo ân

Tại buổi lễ khai pháp, Hòa thượng Thích Quảng Tùng đã giảng giải cho đại chúng hiểu về nguồn gốc của An cư kiết hạ, ý nghĩa, vai trò của An cư kiết hạ đối với người xuất gia.

Hòa thượng Đường chủ hạ trường giới thiệu đôi nét về bố cục, nội dung của bộ kinh Đại Phương tiện Phật báo ân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày