"Hiếu - thở cho ba, mỉm cười cho má" - sách mới của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Sách “Hiếu - thở cho ba, mỉm cười cho má” vừa ấn hành mùa Vu lan Phật lịch 2568
Sách “Hiếu - thở cho ba, mỉm cười cho má” vừa ấn hành mùa Vu lan Phật lịch 2568
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sách được ấn hành dịp Vu lan này, như một món quà để giúp độc giả thực hành biết ơn sự có mặt của cha mẹ trong cuộc đời, để thành thật với cảm xúc của bản thân.

“Hiếu - thở cho ba, mỉm cười cho má” được biên tập viên cấu trúc thành nhiều phần nhỏ, chia sẻ về những sự thật buồn liên quan đến việc truyền thông đứt gãy tạo nên khoảng cách trong gia đình, khiến một số bạn trẻ mất phương hướng; một số nội dung dành cho cha mẹ, một số dành cho người làm con.

Và trên hết, đó là những gợi ý để mọi thành viên trong gia đình có thể thực tập cùng nhau, nhằm biến không khí căng thẳng trong gia đình thành hòa thuận, êm ấm.

Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Dựa trên tinh thần hiểu và thương, cùng lời nhắc nhở về giá trị sâu sắc của tình cha mẹ, tác phẩm mới nhất của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đưa ra những thực tế vốn đang tồn tại trong xã hội hiện đại này theo cách trung dung nhất.

Giá trị sâu sắc và xuyên suốt của “Hiếu - thở cho ba, mỉm cười cho má” là sự tương tác giữa cha mẹ và con cái. Theo đó, không chỉ nhắc nhở những người làm con hiểu đúng, hiểu sâu và thực hành việc tiếp nối một cách đẹp đẽ, Thiền sư Thích Nhất Hạnh còn nói về việc người làm cha, làm mẹ nên thay đổi góc nhìn ra sao để gia đình êm ấm, thuận hòa.

Tựa sách do Simple Books thực hiện, Nxb Hồng Đức ấn hành.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1272 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Chữa bệnh và giải nghiệp

GNO - Bạn bè tôi cho rằng song hành với việc trị liệu theo y học thì cần nỗ lực chuyển nghiệp bằng cách sám hối thật nhiều và tạo phước thật lớn để hồi hướng mới có thể giải nghiệp và mong khỏi bệnh. Tôi không biết quan niệm này có đúng với Chánh pháp?

Thông tin hàng ngày