Hòa thượng Thích Hải Ấn bạch trình Đức Pháp chủ thành tựu của Hội thảo về Thiền phái Liễu Quán

Chư vị Hòa thượng bạch trình Đức Pháp chủ về những thành tựu của hội thảo và chuỗi sự kiện trong dịp tưởng niệm 281 năm Tổ sư Liễu Quán viên tịch, tại Thừa Thiên Huế
Chư vị Hòa thượng bạch trình Đức Pháp chủ về những thành tựu của hội thảo và chuỗi sự kiện trong dịp tưởng niệm 281 năm Tổ sư Liễu Quán viên tịch, tại Thừa Thiên Huế
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hòa thượng Thích Hải Ấn, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế và Hòa thượng Thích Quang Nhuận, Thành viên Hội đồng Chứng minh, đại diện Ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đến trình Đức Pháp chủ về những thành tựu chuỗi sự kiện văn hóa, tâm linh tại cố đô.

Theo đó, chiều 30-1, tại chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM), Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”, diễn ra ngày 18 đến 21-11-Quý Mão (30-12-2023 đến 2-1-2024) đã bạch trình Đức Pháp chủ về những thành tựu của hội thảo và chuỗi sự kiện trong dịp tưởng niệm 281 năm Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742-2023) tại Thừa Thiên Huế.

Chư Hòa thượng khánh tuế Đức Pháp chủ

Chư Hòa thượng khánh tuế Đức Pháp chủ

Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng tán thán Hòa thượng Thích Hải Ấn và chư vị lãnh đạo Học viện Phật giáo VN tại Huế, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị phối hợp tổ chức hội thảo và các sự kiện văn hóa ý nghĩa, đồng thời bày tỏ niềm hoan hỷ và đánh giá cao trước những kết quả hội thảo đã đạt được.

Cũng cho biết vì lý do sức khỏe nên đã không về Huế trực tiếp tham dự, nhưng đã theo dõi qua thông tin báo chí và báo cáo của các vị Ban Thư ký, trợ lý của ngài, bày tỏ sự hoan hỷ với sự thành tâm, tập trung và đầu tư cho hội thảo cũng như các sự kiện văn hóa, do đó đem đến thành tựu, ấn tượng; đặc biệt tác động lên nhận thức của Tăng Ni, Phật tử và giới nghiên cứu văn hóa về một Thiền phái Việt Nam được truyền thừa rộng rãi cho tới ngày nay, không chỉ của Huế mà của cả Phật giáo Việt Nam.

Ấn phẩm Liễu Quán dâng lên cúng dường Đức Pháp chủ

Ấn phẩm Liễu Quán dâng lên cúng dường Đức Pháp chủ

Đức Pháp chủ cũng đã chia sẻ nhiều câu chuyện về lịch sử Phật giáo gắn bó với sự phát triển của đất nước qua các thời đại; vai trò của Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc, cùng những trăn trở liên quan tới giáo dục, đào tạo Tăng Ni và phổ biến nhận thức phù hợp cho số đông.

Dịp này, chư tôn đức Học viện Phật giáo VN tại Huế đã đảnh lễ khánh tuế Đức Pháp chủ trước thêm Xuân Giáp Thìn 2024 và thăm, khánh tuế Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Phật tử trên thế giới đều thuộc một đại gia đình

GNO - Phật giáo được truyền bá đi qua nhiều xứ sở và nền văn hóa khác nhau, vì vậy, tiếp biến để phát triển là điều không thể tránh khỏi. Tuy có khác nhau về mặt biểu hiện, nhưng các truyền thống sau này đều mang trong mình bản chất thực sự và nguyên sơ của Phật giáo.
Ảnh Phật giáo nước ngoài

Phật tán dương hạnh đầu-đà

GNO - Chúng ta đều biết, đạo Phật là trung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnh mà thành tựu đạo quả. Sau khi giác ngộ, trên bước đường hoằng hóa, Thế Tôn vẫn nêu cao lập trường trung đạo.

Thông tin hàng ngày