Hòa thượng Thích Hải Ấn cung thỉnh Đức Pháp chủ chứng minh hội thảo về Thiền phái Liễu Quán

Hòa thượng Thích Quang Nhuận - Cố vấn Ban Tổ chức và Hòa thượng Thích Hải Ấn, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” trình bạch lên Đức Pháp chủ GHPGVN
Hòa thượng Thích Quang Nhuận - Cố vấn Ban Tổ chức và Hòa thượng Thích Hải Ấn, Trưởng Ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” trình bạch lên Đức Pháp chủ GHPGVN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Hòa thượng Thích Hải Ấn và Hòa thượng Thích Quang Nhuận đại diện Ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển” đến trình và cung thỉnh Đức Pháp chủ quang lâm về cố đô Huế tham dự chứng minh chuỗi sự kiện trong dịp tưởng niệm ngày Tổ sư Liễu Quán (1667-1742) viên tịch.

Tại chùa Huê Nghiêm (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chiều 8-11-2023, Hòa thượng Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Huế, Trưởng ban Tổ chức Hội thảo “Thiền phái Liễu Quán: Lịch sử hình thành và phát triển”, diễn ra ngày 18 đến 21-11-Quý Mão (30-12-2023 đến 2-1-2024), nhân tưởng niệm 281 năm Tổ sư Liễu Quán viên tịch (1742-2023).

Bên cạnh hội thảo là triển lãm văn hóa, sẽ công bố nhiều tư liệu quý liên quan Tổ sư và phả hệ truyền thừa Liễu Quán, được Trung tâm Lưu trữ và Nghiên cứu thuộc Học viện Phật giáo VN tại Huế sưu tầm, phát hiện trong quá trình điền dã, khảo sát phục vụ công tác nghiên cứu nhiều năm qua.

Song song đó là các hoạt động, lễ nghi truyền thống như Tảo tháp Tổ sư, lễ tưởng niệm Tổ sư tại tổ đình Thuyền Tôn, thăm một số danh lam tiêu biểu tại cố đô…

Đức Pháp chủ GHPGVN chia sẻ nhiều quan điểm và ưu tư về nội hàm kế thừa trong Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt là cho hiện tại và tương lai

Đức Pháp chủ GHPGVN chia sẻ nhiều quan điểm và ưu tư về nội hàm kế thừa trong Phật giáo Việt Nam qua các giai đoạn, đặc biệt là cho hiện tại và tương lai

“Đây là sự kiện quan trọng, được chuẩn bị từ nhiều năm trước, nhưng vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên đến nay mới đủ nhân duyên để thực hiện, do Học viện Phật giáo VN tại Huế phối hợp với Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế, Viện Nghiên cứu Phật học VN, Viện Nghiên cứu Tôn giáo - Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN và Đại học Huế đồng tổ chức”, Hòa thượng Thích Hải Ấn trình và cung thỉnh Đức Pháp chủ GHPGVN quang lâm tham dự.

Đức Pháp chủ tán thán lãnh đạo Học viện Phật giáo VN tại Huế và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các đơn vị phối hợp tổ chức, đồng thời bày tỏ niềm hoan hỷ trước sự kiện trên và hứa khả sẽ về Huế tham dự sự kiện ý nghĩa này.

Ngài cũng chia sẻ quan điểm về sự truyền thừa của Phật giáo Việt Nam qua lịch sử mấy ngàn năm, đề cập đến sự tiếp biến văn hóa và nội lực dân tộc, một trong những dấu son đó là Tổ sư Liễu Quán và thiền phái mang đạo hiệu của Tổ sư ở Đàng Trong thế kỷ XVII - XVIII.

“Gần ba trăm năm kể từ ngày Tổ sư viên tịch, dòng mạch tâm linh được Tổ khơi nguồn vẫn được tiếp tục, lan tỏa rộng qua sự truyền thừa theo phả hệ lưu xuất từ ngài, điều đó chứng tỏ nội lực, sự chứng ngộ và sức sống tâm linh mang tinh thần dân tộc mà Tổ xác lập là rất nền tảng. Tôi mong bên cạnh các nghiên cứu khoa học, Ban Tổ chức cần chú trọng tới tinh thần này, từ đó mới xác định được nội hàm trách nhiệm kế thừa, phát huy Thiền phái Liễu Quán trong đời sống hiện tại và các giai đoạn sau này của Phật giáo Việt Nam.”, Đức Pháp chủ GHPGVN nói.

Nhị vị Hòa thượng thay mặt Ban Tổ chức với Đức Pháp chủ - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng

Nhị vị Hòa thượng thay mặt Ban Tổ chức với Đức Pháp chủ - Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng

Đức Pháp chủ cũng đã chia sẻ nhiều câu chuyện, trong đó có nhân duyên với chư vị tôn túc, các bậc Thầy của Phật giáo Việt Nam ở cố đô hoặc xuất thân từ các Phật học đường tại Huế, với nhiều bài học, trăn trở thiết thực, đặc biệt là về văn hóa và giáo dục.

Dịp này, Đức Pháp chủ cũng thăm hỏi Hòa thượng Thích Hải Ấn về tình hình đào tạo của Học viện Phật giáo VN tại Huế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn - Tranh Phật giáo Trung Quốc

Tám ngọn gió đời

GNO - Chúng tôi có biết một số giai thoại thú vị về Tô Đông Pha và Thiền sư Phật Ấn. Trong cuộc sống hàng ngày, con người luôn đối diện với "Bát phong”, tức tám ngọn gió đời. Có cách nào để có thể đứng vững trước tám ngọn gió ấy không?
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Đợi nắng

GNO - Buổi sáng, tại mảnh sân nhỏ, thấp thoáng một bóng dáng nhỏ xíu, gầy còm đi vào đi ra hồ như mẹ đang mong chờ một điều gì đó mà lòng bồn chồn khó tả. Rồi mẹ lại trở vào trong nhà khoác thêm chiếc áo, choàng thêm tấm khăn, chân đi ủng và bước ra vườn.
Anh Nguyễn Hồng Lợi bên vợ và con

“Kình ngư không chân” và câu chuyện truyền cảm hứng

GNO - Khuyết tật bẩm sinh, bị bỏ rơi ngay từ ngày mới sinh, được dì và dượng ẵm về nuôi nhưng Nguyễn Hồng Lợi chưa bao giờ oán trách cha mẹ, mà ngược lại, anh xem đó là nguồn động lực để bản thân cố gắng nhiều hơn.

Thông tin hàng ngày