Hòa thượng Thích Thiện Thống: "Giữ gìn sự trong sáng của Phật giáo tỉnh An Giang"

Hòa thượng Thích Thiện Thống - Ảnh: Nguyện Truyền/BGN
Hòa thượng Thích Thiện Thống - Ảnh: Nguyện Truyền/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Khóa bồi dưỡng trụ trì lần thứ 25 do Ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang tổ chức sẽ diễn ra liên tục trong 4 ngày, từ 27 đến 30-8 dành cho Tăng Ni trong toàn tỉnh.

Hoà thượng Thích Thiện Thống, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Tăng sự Trung ương, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh An Giang, Trưởng ban Tổ chức Khóa bồi dưỡng trụ trì đã có những chia sẻ với Báo Giác Ngộ nhân sự kiện quan trọng này của Phật giáo tỉnh nhà.

***

An Giang là một trong những tỉnh có nhiều truyền thống Phật giáo, nhiều tôn giáo cùng phát triển. Nếu muốn tạo được sự thống nhất trong đa dạng, đồng thuận khi thừa hành Phật sự trong ngôi nhà chung GHPGVN, thì vị trụ trì tự viện phải được bồi dưỡng thường xuyên về Giáo pháp, Giới luật Phật chế, kiến thức căn bản về pháp luật. Do đó, khi Ban Trị sự tỉnh được thành lập năm 1993, Ban Thường trực Ban Trị sự tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao kiến thức của vị trụ trì. Sau 3 năm củng cố, kiện toàn Ban Trị sự tỉnh, Ban Trị sự huyện, năm 1996 khóa bồi dưỡng trụ trì được Ban Thường trực Ban Trị sự tiến hành tổ chức.

Từ đó đến nay, khóa bồi dưỡng trụ trì được tổ chức hàng năm và trở thành một truyền thống của Phật giáo An Giang. Chỉ có 2 năm do giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, khóa học tạm ngưng tổ chức. Nhìn chung, thông qua khóa bồi dưỡng, các tự viện tại An Giang đã nề nếp thì càng nề nếp hơn, các hoạt động Phật sự tại tự viện đều theo đúng quy định của Hiến chương, Nội quy Ban Tăng sự trung ương GHPGVN và pháp luật. Đơn cử như việc xuất gia, thọ giới, thu nhận đồ chúng… đều theo đúng luật Phật, quy định của GHPGVN, ngay cả việc thọ trai tại các lễ cúng dường đều phải mặc pháp phục y hậu; trụ trì tự viện luôn tạo sự đoàn kết tôn giáo trên địa bàn An Giang.

Trách nhiệm của người đứng đầu quản lý cơ sở tự viện

Khóa bồi dưỡng trụ trì được tổ chức hàng năm đã tạo nên nhận thức chuẩn mực về trách nhiệm của mình khi được Ban Trị sự tỉnh bổ nhiệm trụ trì. Từ ý nghĩa đó, trụ trì đã quản lý rất tốt tự viện theo tinh thần “Kính ngưỡng, phụng hành Giáo pháp, Giới luật Phật chế, tuân thủ pháp luật Nhà nước”. Qua sự thể hiện trách nhiệm của mình, các vị trụ trì luôn xem tự viện là giáo sản, phục vụ vào sự nghiệp xương minh đạo pháp, phát triển GHPGVN, giữ gìn sự trong sáng của Phật giáo tỉnh nhà.

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay của đất nước và GHPGVN, để xứng là vị trụ trì theo ý nghĩa “Trụ giáo pháp nêu cao khí tiết người xuất trần thượng sĩ, trì giới luật sáng ngời bậc cư trần bất nhiễm”. Theo tôi thì vị trụ trì phải thường xuyên ôn tầm bối diệp mới có kiến thức và kỹ năng tốt trong quản lý, điều hành hoạt động Phật sự của tự viện. Đó là có tư duy, phẩm chất, lối sống đạo đức theo những gì Đức Phật đã minh thị, không để rơi vào vòng xoáy cảm xúc thị phi, sa đà vào việc tranh luận, hý luận không cần thiết. Điều rất hoan hỷ là tại An Giang, các vị trụ trì khi có việc gì bất như ý đều y cứ luật Phật, thông qua Ban Trị sự để khắc phục những hạn chế của cá nhân. Đơn cử khi có việc gì xảy ra đều phải bạch Tăng (Giáo hội) và Tăng sẽ yết-ma giải quyết theo luật Phật, cho nên tinh thần đoàn kết nội bộ luôn được phát huy.

Xây dựng nếp sống kỷ cương, thượng tôn giới luật

Khóa trụ trì năm nay, ngoài các vị trụ trì đương nhiệm, các Tăng Ni trẻ đã tốt nghiệp các trường Phật học được tham dự khóa học để tiếp cận những kiến thức thực tế trong quản lý tự viện sau này khi có đủ duyên. Mục đích của Ban Trị sự là mong muốn ở Tăng Ni trẻ 3 việc: thực hành sinh hiểu biết, hiểu biết tiến đến lý luận (quản lý khoa học), lý luận lãnh đạo thực hành.

Bổ nhiệm trụ trì căn cứ theo quy định của Nội quy Ban Tăng sự Trung ương, không bắt buộc phải có giấy chứng nhận tham dự khóa bồi dưỡng trụ trì. Ban Trị sự tỉnh cấp cho mỗi vị trụ trì một sổ Khóa bồi dưỡng trụ trì. Mỗi hoạt động hằng năm của tự viện, Ban Trị sự tỉnh giải quyết khi trụ trì có xác nhận của Ban Trị sự vào sổ cùng năm.

Đường hướng các sinh hoạt, hành đạo, tu học sắp tới đều phải y cứ vào Giáo pháp, Giới luật Phật chế, Hiến chương GHPGVN. Nghĩa là, mỗi Tăng Ni trụ trì phải thượng tôn Giới luật, sống có kỷ cương, trách nhiệm với chính mình. Mọi hành vi vi phạm sẽ y cứ luật Phật để xử lý. Bước đầu cơ bản đã thành công việc Tăng Ni khi thọ trai phải đồng bộ đắp y hậu.

Đào tạo và kỳ vọng đội ngũ kế thừa

Trường Trung cấp là kỳ vọng của nhiều thế hệ tiền bối, Ban Trị sự tỉnh luôn xem Tăng Ni trẻ là những người kế thừa sau này. Cho nên mỗi khóa trình độ Tăng Ni sinh được Ban Giám hiệu chú trọng. Khóa V trường Trung cấp lần này, Tăng Ni sinh đa phần có trình độ Phổ thông trung học. Đây là chuyển biến tích cực của khóa V.

Khóa bồi dưỡng trụ trì lần này, ngoài môn luật học do Hòa thượng Thích Minh Thông phụ trách, quý vị Giáo thọ sư Phật giáo được Ban Tổ chức đề nghị triển khai sâu bốn hạng Sa-môn theo phẩm Thinh văn đạo trong kinh Đại Bảo tích. Ban Trị sự tỉnh mong muốn các vị trụ trì sẽ y cứ lời Đức Phật dạy để tự xét lại mình, để từ đó mỗi cá nhân trụ trì sẽ phản quang tự kỷ, đạt được đạo đức viễn bố, sống an lạc, hạnh phúc với thành công của Giáo hội, của người khác; sống an lạc, hạnh phúc với sự chưa thành công chính mình.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày