Hoàn thành bộ sưu tập kinh văn Phật giáo Tây Tạng điện tử

GN - Bộ sưu tập các kinh văn lớn nhất thế giới về Phật giáo Tây Tạng vừa được hoàn thành và hiện có thể tiếp cận thông tin thông qua mạng internet.

PGNN974 (1).jpg

Tài liệu về đạo sư Sharawa Yontan Dark vừa được tìm thấy, góp mặt trong công trình

Đây là công trình được đầu tư thực hiện bởi Trung tâm Tài nguyên số Phật giáo (BDRC), một tổ chức phi lợi nhuận mang sứ mệnh sưu tầm, tập hợp và bảo tồn kinh tạng, văn hóa Phật giáo Tây Tạng, đóng tại Hoa Kỳ.

Thông qua sự góp sức của các học giả Phật giáo bằng hoạt động tìm kiếm, tổng hợp, BDRC đã thực hiện số hóa thành công 15 triệu trang tư liệu về Phật giáo Tây Tạng kể từ khi tổ chức này được ra mắt vào năm 1999.

Các thành viên Trung tâm đã làm việc miệt mài tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới. Bắt đầu là công tác bảo tồn và số hóa bản kinh Phật giáo Tây Tạng đang được lưu hành ở Ấn Độ. Sau đó là các hoạt động sưu tập kinh văn trên lá cọ tại Thái Lan, đến các bản kinh văn bằng tiếng Sanskrit tại Nepal, Mông Cổ.

Bộ sưu tập cũng đã khôi phục và lưu giữ một số văn bản hiếm hoi bị biến mất nhiều năm, vừa được tìm thấy trong một tu viện ở Đông Bắc Tây Tạng. Đây là các tư liệu của dòng truyền thừa Kadampa rất hưng thịnh ở thế kỷ XI và XII, được dẫn dắt bởi đạo sư Sharawa Yontan Drak (1070-1141).

Theo đánh giá của các chuyên gia về bảo tồn, công trình này mang ý nghĩa to lớn đối với văn hóa và lịch sử Phật giáo Tây Tạng, sẽ là nguồn tư liệu quý giá cho nhu cầu học thuật của chư Tăng, học giả. Để tiếp cận thông tin về công trình, bạn đọc có thể truy cập vào trang web www.tbrc.org.

Tâm Nhiên (theo MM)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày