Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ ra mắt ứng dụng học tiếng Phạn

0:00 / 0:00
0:00
GN - Vừa qua, một ứng dụng học tiếng Phạn mới với tên gọi Little Guru được ra mắt lần đầu tiên nhân kỷ niệm lần thứ 71 ngày thành lập của Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ.

Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ cho biết Little Guru là một ứng dụng tương tác được tạo ra nhằm giúp việc học tiếng Phạn trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Hoạt động của Hội đồng Quan hệ văn hóa Ấn Độ nhằm hướng đến mục tiêu thúc đẩy và hỗ trợ các sinh viên, học giả, các nhà Ấn Độ học và sử học trên khắp thế giới tham gia học tập và nghiên cứu tiếng Phạn.

Ứng dụng Little Guru đã được ra mắt ở Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh với sự hiện diện của ông Vikram Misri, Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc. Ngoài ra, tham gia sự kiện còn có Giáo sư Wang Bangwai, hiện đang là Giám đốc nghiên cứu Phật giáo Trung - Ấn của Viện Nghiên cứu Phương Đông và Ấn Độ tại Đại học Bắc Kinh.

Giáo sư Wang Bangwai, một học giả tiếng Phạn nổi tiếng ở Trung Quốc đã nhận xét rằng tiếng Phạn vốn bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ, nhưng hiện nay cũng rất phổ biến trong Phật giáo và khắp cộng đồng Trung Hoa.

Đánh giá cao sự ra đời của Little Guru, Giáo sư Bangwai lưu ý rằng nhiều học giả Trung Quốc, chẳng hạn như các ngài Pháp Hiển và Huyền Trang, là chiếc cầu nối quan trọng nhằm giữ cho tiếng Phạn và nền văn hóa liên quan đến tiếng Phạn tồn tại. Theo Giáo sư Bangwai, tiếng Phạn đã du nhập vào Trung Quốc cùng với Phật giáo hơn 2.000 năm trước; từ đó, ngôn ngữ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa và học thuật Trung Quốc qua nhiều thế kỷ.

Giáo sư Bangwai nhấn mạnh rằng năm nay cũng đánh dấu kỷ niệm 100 năm kể từ khi đưa ngành học tiếng Phạn vào dạy và học tại Đại học Bắc Kinh - một trong những trường đại học lâu đời nhất Trung Quốc. Ông cho biết thêm rằng, tuy ngành học tiếng Phạn tại Đại học Bắc Kinh bắt đầu cách đây một thế kỷ nhưng việc nghiên cứu và học tiếng Phạn ở Trung Quốc đã xuất hiện từ khoảng 2.000 năm trước.

Ông nói: “Tiếng Phạn là một ngôn ngữ quan trọng trong văn hóa Ấn Độ. Ngày càng nhiều người ở Trung Quốc quan tâm đến văn hóa Ấn Độ và tìm hiểu tiếng Phạn là một phương pháp tốt để thực hiện điều đó”.

Vào thế kỷ thứ IV, học giả Ấn Độ Cưu-ma-la-thập được cho là người đã truyền bá tiếng Phạn vào Trung Quốc. Trong thời gian sống tại đây, ngài Cưu-ma-la-thập đã phiên dịch các kinh điển Phật giáo sang tiếng Hán. Chính điều này đã khiến ông trở thành “Quốc sư của Trung Quốc”.

Giáo sư Bangwai cho biết thêm, ngài Cưu-ma-la-thập đã sống tại Trung Quốc gần 23 năm và là người đầu tiên trong số nhiều học giả đặt nền móng vững chắc cho mối quan hệ giữa hai nền văn minh Trung - Ấn. Kể từ đó, việc học và nghiên cứu tiếng Phạn bắt đầu.

Tiếng Phạn là ngôn ngữ chính yếu giúp người dân Trung Quốc biết đến Phật giáo, Ấn Độ giáo, y học Ấn Độ cổ đại, thiên văn học và toán học. Trong khi Phật giáo suy tàn ở Ấn Độ thì ở Trung Quốc, Phật giáo lại phát triển một cách mạnh mẽ và trở thành một phần của văn hóa Trung Quốc. Trung Quốc dần dần trở thành trung tâm của Phật giáo tại châu Á.

Theo ông Thiệu Ung, phó giáo sư khoa tiếng Phạn tại Đại học Bắc Kinh, việc nghiên cứu tiếng Phạn ngày càng phổ biến tại Trung Quốc. Khoa của ông hiện có 10 học giả chuyên về ngôn ngữ và 200 người khác đã nghiên cứu ngôn ngữ này trong chương trình đại học. Sinh viên nghiên cứu tiếng Phạn cũng có triển vọng việc làm tốt vì đa số họ theo đuổi sự nghiệp học thuật trong nghiên cứu Phật học, đặc biệt là Sử học.

(Theo Buddhistdoor)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.

Thông tin hàng ngày