Hội Liên hữu PG Thế giới và vấn đề quyền động vật

GNO - Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB) trong tuyên bố cuối cùng của mình đọc tại lễ bế mạc Đại hội WFB lần thứ 26 được tổ chức tại Yeosu, Hàn Quốc, từ ngày 11 đến 16-6-2012, đã kêu gọi nhân loại hãy mở rộng lòng từ bi và nhân hậu đối với tất cả chúng sinh theo chủ trương của Đức Phật.

elephant-monkey.jpg

Tình yêu thương trong cộng đồng giữa muôn loài - Tranh minh họa

Nhấn mạnh của WFB trong tuyên bố cuối cùng của mình về sự cần thiết của một mối quan tâm đạo đức lớn hơn vì lợi ích của chúng sinh được căn cứ vào một nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ WFB về các hoạt động nhân đạo dưới sự chủ trì của HT.Ikuko Hibino của Nhật Bản (Chủ tịch) và Tiến sĩ Basumitra Barua của Bangladesh (đồng Chủ tịch) trong Hội nghị bàn về ảnh hưởng của “các hoạt động nhân đạo mở rộng cho tất cả chúng sinh, không chỉ riêng con người, là phù hợp với giáo lý của Đức Phật - "Sabbe satta Sukhita Hontu" - Hãy làm cho tất cả chúng sinh đều được sống hạnh phúc”.

Bước tiến trong sự mở rộng sứ mệnh của WFB này - nhằm giải quyết các hoàn cảnh khó khăn không chỉ của con người mà còn của các loài sinh vật khác đang bị kẹt trong chu kỳ bất tận của vòng luân hồi - có được chủ yếu là do một động thái được thực hiện trước khi bắt đầu hội nghị của ông Senaka Weeraratna.

Hony, thư ký Hội Hoằng pháp Đức (German Dharmaduta Society), một chi nhánh của WFB có trụ sở tại Sri Lanka, đã tham gia trong dự thảo Nghị quyết, được bảo trợ bởi Hội Hoằng pháp Đức, kêu gọi thiết lập một tiểu ban vì quyền lợi của động vật - dưới sự bảo trợ của Ủy ban Thường vụ WFB về các hoạt động nhân đạo.

Dưới đây là toàn văn dự thảo Nghị quyết:

Căn cứ vào việc

Phật giáo đặt trọng tâm cao độ và rõ ràng về hòa bình và bất bạo động, thể hiện mối quan tâm đạo đức và tôn trọng cuộc sống của tất cả chúng sinh trên cơ sở không thể chối cãi rằng sự sống là quý báu đối với tất cả mọi loài, và tán dương sự vun bồi của lòng nhân ái, lòng từ bi sánh ngang với tấm lòng của một người mẹ, người bảo vệ cuộc sống của đứa con duy nhất của mình, và kêu gọi nhân loại hãy yêu thương tất cả chúng sinh với một trái tim vô biên tỏa khắp trên toàn thế giới (Theo Kinh Từ Bi);

Xét việc

Bảo vệ môi trường sinh thái bao gồm cả các sinh vật đang sống trong đó là hết sức quan trọng, và trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm công dân đã được định hình trên nhân tính của mỗi con người nhằm ngăn ngừa sự giảm bớt nhanh chóng nguồn tài nguyên của trái đất vốn rất hữu hạn, tương tự như vậy việc giảm thiểu sự lạm dụng và đối xử tàn ác đã được cam kết trên động vật là một nghĩa vụ đạo đức cần phải được nhấn mạnh và hỗ trợ đặc biệt bởi các tổ chức Phật giáo, đã cam kết sẽ tuyên truyền, nhân rộng, và vận dụng trong Phật giáo;

Xét việc

Hội Liên hữu Phật giáo Thế giới (WFB) đã thể theo sự cần thiết phải hỗ trợ nhân đạo trên thế giới bằng việc thiết lập một Uỷ ban thường vụ về các hoạt động nhân đạo;

Văn bản này được thông qua bởi Hội đồng WFB tại Hội nghị WFB 2012 tại Hàn Quốc nhằm thành lập một tiểu ban về quyền động vật dưới sự bảo trợ của Ủy ban Thường vụ về các hoạt động nhân đạo:

i) Thúc đẩy phúc lợi động vật nói chung phù hợp với giáo lý của Phật giáo về lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh,

ii) Giám sát và thực thi pháp luật về Bảo vệ và Phúc lợi Động vật ở các nước khác nhau nhằm thúc đẩy việc cải cách và cập nhật luật này kết hợp với các tiêu chuẩn hiện đại trong việc đối xử với động vật, và

iii) Báo cáo hàng năm với các khuyến nghị và biện pháp được thông qua đối với công tác phòng chống việc đối xử tàn ác và lạm dụng động vật và thúc đẩy quyền lợi động vật trong các nước thành viên của WFB, và trong phần còn lại của thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày