Kết nối bà con hẻm nhỏ từ lễ đài Phật đản

GNO - Đi ngang qua lễ đài mừng Phật đản, bà hướng dẫn “con chắp tay mô Phật đi”, rồi em cũng vui vẻ làm theo và nhìn Phật.

Hình ảnh ấy thật dễ thương trong hẻm nhỏ 113/48 Trần Văn Đang, P.11, Q.3, TP.HCM - lễ đài tư gia tại nhà anh Võ Đăng Dũng vào mỗi mùa Phật đản.

3tg.jpg


Lễ tắm Phật diễn ra ngày mùng 8-4 ÂL

Câu chuyện nhà anh Dũng không mới nhưng luôn gợi xúc cảm và cho chúng tôi cảm giác an lành. Theo đó, bắt đầu từ năm 2009 đến nay, cứ mỗi mùa sen nở là gia đình anh cùng bà con quanh hẻm lại rộn ràng cờ, pano, cùng chuẩn bị cho lễ đài tư gia và quanh hẻm để đón mừng Phật đản sanh.

“Mỗi năm tới mùa Phật đản đều trông ngóng qua nhà anh Dũng xem có làm lễ đài không, chớ sợ không làm” - cô Hạnh Ngọc nhà ngay kế bên bày tỏ. Cô chia sẻ với PV Giác Ngộ, lễ đài tư gia mang nhiều ý nghĩa, “nó hội tụ bà con chòm xóm, gắn kết mọi người lại với nhau hơn”.

Như vào nếp, năm nay, vào 8-4 ÂL, gia đình anh thỉnh chư tôn đức Tăng Ni sinh ở Học viện Phật giáo Việt Nam TP.HCM làm lễ tắm Phật.

2tg.JPG


Bà hướng dẫn cháu lễ Phật khi đi ngang qua lễ đài

 “Làm lễ đài là một cách chia sẻ đến mọi người niềm vui ngày Phật đản. Bên cạnh đó, là lời nhắc để mọi người sống thiện lành, sống xanh, biết yêu thương “để bảo vệ môi trường sống đang bị tàn phá hiện nay”, anh Dũng bày tỏ.

Nhã An

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Đoàn từ thiện chùa Thiên Quang cứu trợ tại Myanmar

Chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM) thăm các tu viện, xây 10 căn nhà hỗ trợ người dân Myanmar sau động đất

GNO - Từ ngày 28-6 đến 1-7, đoàn từ thiện chùa Thiên Quang (P.Đông Hòa, TP.HCM), dưới sự hướng dẫn của Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, trụ trì chùa đã trực tiếp đến thăm 20 tu viện, xây tặng 10 ngôi nhà tập trung, tặng quà cho 1.103 hộ dân tại Myanmar chịu ảnh hưởng bởi động đất xảy ra vào ngày 28-3.
Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).

Thông tin hàng ngày