Khai mạc triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Khai mạc triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều ngày 26-3, lễ khai mạc triển lãm sách và thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh lần đầu tiên ở Việt Nam đã được tổ chức tại TP.HCM.
Chư Tăng Ni niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm để mở đầu buổi khai mạc triển lãm

Chư Tăng Ni niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm để mở đầu buổi khai mạc triển lãm

Triển lãm mang chủ đề Hương thơm quê mẹ với hơn 145 đầu sách tiếng Việt đã được xuất bản trong nước suốt hơn 15 năm qua và 100 tác phẩm thư pháp với nhiều ngôn ngữ khác nhau do chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh trước tác.

Buổi khai mạc triển lãm được mở đầu với tiếng niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm trầm hùng do quý Thầy, quý Sư cô thuộc Tăng thân Làng Mai cử xướng. Tiếp đó là phần trình chiếu những thước phim ngắn cùng những chia sẻ của quý Thầy Làng mai về các tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Triển lãm trưng bày 100 tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến với công chúng trong nước

Triển lãm trưng bày 100 tác phẩm thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến với công chúng trong nước

Theo thầy Thích Chân Pháp Ứng, các tác phẩm thư pháp của Sư ông Làng Mai không hẳn là nghệ thuật viết chữ thuần túy mà thông qua con chữ, ngài đã truyền tải năng lượng chánh niệm, những câu nói tuy đơn giản nhưng có sức mạnh lớn lao trong việc nhắc nhở mỗi người quay về với sự thực tập chánh niệm nhằm khơi dậy ý thức sự sống, hạnh phúc và tình thương bên trong mỗi con người.

Sư cô Chân Không, đại diện cho Ban tổ chức buổi triển lãm đã có lời cảm ơn chư Hòa thượng, Thượng tọa, chư tôn đức Tăng Ni đã dành thời gian quang lâm, quý quan khách thân hữu của Làng Mai cũng như tất cả những thiền sinh và người mến mộ Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã tham dự buổi khai mạc triển lãm.

Quý thầy trong Tăng thân Làng Mai chia sẻ về thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Quý thầy trong Tăng thân Làng Mai chia sẻ về thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Nhân dịp này, cuốn sách Hương thơm quê mẹ với hơn 200 trang song ngữ Việt - Anh, là tuyển tập các bức thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, trong đó có các bức thư pháp cuối cùng được thầy viết tại Phương Bối (Pháp) cũng được giới thiệu đến công chúng.

Nghệ thuật thư pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng được giới nghiên cứu mỹ thuật và thiền học thế giới dành sự quan tâm đặc biệt. Tiến sĩ Eva Yuen, nhà phê bình nghệ thuật Hồng Kông gọi những tác phẩm thư pháp của Thiền sư là “choreographic calligraphy” (nghệ thuật kết hợp giữa thư pháp và vũ đạo).

Riêng với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là chính là thiền: “Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và sự tập trung… Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết”.

Buổi triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 27-3 đến hết ngày 5-4-2021 tại tầng 4, nhà sách Hải An (2B Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1). Theo dự kiến, ngay sau khi buổi triển lãm tại TP.HCM kết thúc, một buổi triển lãm tương tự sẽ được tổ chức tại thủ đô Hà Nội.

Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là chính là thiền

Với Thiền sư Thích Nhất Hạnh, viết thư pháp cũng là chính là thiền

"Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết", Thiền sư chia sẻ

"Khi viết thư pháp, tôi luôn tìm cách viết như thế nào để có thể chế tác và duy trì được năng lượng niệm, định, tuệ và từ bi trong suốt thời gian viết", Thiền sư chia sẻ

Tiến sĩ Eva Yuen, nhà phê bình nghệ thuật Hồng Kông gọi những tác phẩm thư pháp của Thiền sư là “choreographic calligraphy” (nghệ thuật kết hợp giữa thư pháp và vũ đạo)

Tiến sĩ Eva Yuen, nhà phê bình nghệ thuật Hồng Kông gọi những tác phẩm thư pháp của Thiền sư là “choreographic calligraphy” (nghệ thuật kết hợp giữa thư pháp và vũ đạo)

Đã có nhiều cuộc triển lãm ở nước ngoài

Đã có nhiều cuộc triển lãm ở nước ngoài

Và đây là lần đầu tiên tại TP.HCM, triển lãm được tổ chức quy mô

Và đây là lần đầu tiên tại TP.HCM, triển lãm được tổ chức quy mô

Bên cạnh đó là các tác phẩm của Thiền sư đã được xuất bản tại Việt Nam

Bên cạnh đó là các tác phẩm của Thiền sư đã được xuất bản tại Việt Nam

Không gian triển lãm được thiết kế mang đậm tinh thần thiền và quê hương

Không gian triển lãm được thiết kế mang đậm tinh thần thiền và quê hương

Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 27-3 đến hết ngày 5-4-2021

Triển lãm mở cửa tự do từ ngày 27-3 đến hết ngày 5-4-2021

Dự kiến một buổi triển lãm tương tự sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian tới

Dự kiến một buổi triển lãm tương tự sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian tới

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày