Khi sinh viên… đi tu

Khóa tu “An nhiên từng phút giây” do chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) phối hợp cùng chùa Huệ Viễn (Đồng Nai) tổ chức dành cho các bạn trẻ
Khóa tu “An nhiên từng phút giây” do chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) phối hợp cùng chùa Huệ Viễn (Đồng Nai) tổ chức dành cho các bạn trẻ
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Khóa tu với chủ đề “An nhiên từng phút giây” do chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức) phối hợp cùng chùa Huệ Viễn (Đồng Nai) có sự tham gia của gần 200 bạn trẻ với nhiều hoạt động thiết thực để hiểu và thương đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc.

Đến với khóa tu, các bạn trẻ dậy từ 4g30 sáng, quét sân, lau dọn thiền đường, tự mình rửa chén, giặt giũ... Qua những sinh hoạt nề nếp quy củ, các bạn được rèn luyện bản thân, thay đổi thói quen sống dựa dẫm vào gia đình, công nghệ và phương tiện hiện đại.

Đi “tu” để yêu cuộc sống hơn

Ngoài tìm hiểu về đạo Phật, tham dự khóa lễ tụng kinh, niệm Phật, khóa tu còn có những buổi sinh hoạt, những chương trình ý nghĩa như pháp thoại, tọa đàm, đêm nhạc chữa lành, ươm mầm cây xanh... đã giúp cho các bạn trẻ sống thoải mái, nhẹ nhàng, tươi vui hơn sau những ngày chật vật, hối hả.

“Đã mấy năm mình đã không về quê ăn Tết bên gia đình, mình cứ nghĩ tranh thủ khoảng thời gian được nghỉ, đi làm kiếm thêm tiền gửi về cho mẹ là được. Nhưng qua đêm nhạc chữa lành “Ơi à ơi...” trong khóa tu, mình đã thay đổi suy nghĩ. Tết này mình nhất định sẽ gác lại tất cả công việc để về quê sum vầy bên mẹ”, bạn Hoài Thương, sinh viên Đại học Mở xúc động bày tỏ.

Gác lại những ngổn ngang

“Sau bao ngày tất bật trong cuộc sống bận rộn, mình muốn tìm một nơi an nhiên để sống trọn vẹn với chính mình, buông bỏ những muộn phiền xung quanh và mình quyết định gác hết tất cả để đăng ký tham gia và trải nghiệm tu tập tại chùa”, bạn Tâm Đức, sinh viên Trường Cao đẳng Công thương TP.HCM chia sẻ.

Là một sinh viên tỉnh lẻ lên Sài Gòn học tập, bạn Kỳ Duyên, sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM phải tự bươn chải để có tiền trang trải học phí và sinh sống. Điều này khiến bạn có nhiều nỗi lo âu và phiền muộn. Tìm đến khóa tu, bạn mong muốn có được phương cách nhằm cân bằng lại cuộc sống.

Phương Thủy (sinh viên Trường Đại học Kinh tế TP.HCM) là một khóa sinh lần đầu tiên đến với khóa tu đã bày tỏ lòng biết ơn đã vì trong 3 ngày qua, Thủy đã tìm về sự bình an một cách trọn vẹn.

Còn bạn Minh Phúc, một giáo viên trẻ vừa tốt nghiệp ngành sư phạm Toán cho biết: “Sau nhiều lần dự khóa tu, mình đã trưởng thành hơn, biết lắng nghe, quan sát và làm chủ cảm xúc của hơn... Mỗi lần tham gia khóa tu là mỗi lần mình được tìm về sự bình an trong tâm hồn”.

“Tu” có phải là gò bó

Đến với khóa tu "An nhiên từng phút giây", các bạn trẻ sẽ không được sử dụng điện thoại, laptop, mạng internet,… Ngày đầu tiên có nhiều bạn cảm thấy hụt hẫng, khó chịu với những quy định của Ban Tổ chức, nhưng quen rồi lại cảm thấy thoải mái, không bị phiền toái.

Đại đức Thích Pháp Đăng, Trưởng ban Trị sự GHPGVN huyện Thống Nhất, trụ trì chùa Huệ Viễn, Trưởng ban Tổ chức khóa tu cho biết “Khóa tu tuổi trẻ là một môi trường rèn luyện thân tâm. Về đây tham dự khóa tu các bạn sẽ cảm nhận được niềm vui tu học qua các thời khóa, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh… xóa đi những đồn thổi chỉ có người chán đời, thất tình mới vào chùa”.

Bạn Ngọc Thảo, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật cho biết, lúc đầu, thấy nội quy khóa tu, rồi còn bị thu điện thoại, mình có cảm giác không vui. Nhưng chỉ sau ngày tu học đầu tiên thì Thảo cảm thấy đó là suy nghĩ sai lầm.

“Những ngày ở chùa, mình đã có những giây phút sống chậm. Sự ân cần, quan tâm chỉ dạy của quý thầy cùng Ban Tổ chức, cùng chương trình sinh hoạt ý nghĩa đã giúp mình hiểu hơn về Phật pháp. Mình đã an nhiên sống trọn vẹn từng ngày của khóa tu mà không cần bận rộn vì điện thoại”, Hải An - một bạn trẻ vừa tốt nghiệp cao đẳng Kinh tế đối ngoại chia sẻ.

Một số hình ảnh ghi nhận tại khóa tu:

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Năm thứ báu khó có được ở đời

Năm thứ báu khó có được ở đời

GNO - Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời. Thậm chí Thế Tôn còn ví họ như “chư Thiên Đao-lợi khi đi dạo công viên, thì uy nghi và sự trang sức cũng không khác đoàn người đó mấy”.
Đức Dalai Lama thứ XIV

Hãy xem mình là khách viễn du

GNO - Khoảng chừng 50 năm nữa thì tôi, Tenzin Gyatso, một tu sĩ Phật giáo, sẽ chỉ còn là ký ức. Thật vậy, chưa chắc rằng người đang đọc những dòng chữ này, sẽ còn có mặt một thế kỷ sau. Thời gian trôi qua bất chấp.

Thông tin hàng ngày