Lãng tử Trần Đặng Đăng Khoa ra sách về hành trình vòng quanh thế giới trên chiếc xe cà tàng

Cuốn sách “1111 - Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng” do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: NVCC
Cuốn sách “1111 - Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng” do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh: NVCC
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Trần Đặng Đăng Khoa (sinh năm 1987, quê Tiền Giang) không xa lạ với nhiều người bởi hành trình 1111 ngày mà chàng trai này đã đi, vòng quanh thế giới trên chiếc xe cà tàng mang biển số 63 (quê anh).

Thật bất ngờ với tổng kết ngắn, trong 1111 ngày, Khoa đã đặt chân tới 7 châu lục, 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, băng qua đường xích đạo 8 lần. Tất cả hành trình ấy đã được “kẻ độc hành ham phiêu lưu” Trần Đặng Đăng Khoa ghi lại với sự chắt lọc từ những trang nhật ký mà anh đã trải lòng chia sẻ, gói lại thành cuốn “1111 - Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng” (NXB Trẻ).

Khoa chia sẻ với báo chí: “Tôi không phải là một người viết lách nên trước lúc đi, một người bạn nói với tôi rằng tôi nên tập thói quen ghi lại nhật ký mỗi ngày. Hầu như ngày nào tôi cũng đều dành 1-2 tiếng để viết, ngày nào mệt quá thì tranh thủ hôm sau viết. Cuốn sách này chính là những ghi chép của tôi mỗi ngày được chắt lọc lại”.

Theo tác giả, hi vọng với “1111 - Nhật ký sáu vạn dặm trên yên xe cà tàng” có thể truyền cảm hứng cho chuyến đi của người khác. “Toàn bộ lợi nhuận từ phát hành sẽ được dùng cho các hoạt động xã hội hỗ trợ trẻ em”, Khoa cho biết.

Trần Đặng Đăng Khoa bên đứa con tinh thần đầu tiên của mình - Ảnh: NVCC

Trần Đặng Đăng Khoa bên đứa con tinh thần đầu tiên của mình - Ảnh: NVCC

Bốn năm trước, trong giai phẩm xuân Mậu Tuất (2018), Trần Đặng Đăng Khoa chia sẻ với phóng viên Giác Ngộ rằng, từ nhỏ anh đã sống trong chùa nhiều năm, lớn lên thỉnh thoảng cũng hay đọc sách và tìm hiểu thêm về Phật pháp, cũng như đã đi thăm rất nhiều chùa chiền và thiền viện ở khắp Việt Nam. Trước khi đi hai tháng, Đăng Khoa cũng lên chùa A Di Đà ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) - là nơi anh đã đến rất nhiều lần để tịnh dưỡng, thiền niệm buổi tối và xin trò chuyện để nhận được lời khuyên nhủ từ thầy trụ trì.

Đặc biệt, Khoa cảm nhận khá sâu sắc tinh thần Bi - Trí - Dũng của Phật giáo. Khoa bày tỏ: “Mình cũng phải xác định rằng, cuộc đời là vô thường, không bao giờ biết trước chuyện gì sẽ xảy ra, nên nếu có cũng hãy sẵn sàng đón nhận tất cả vui buồn, thành công, thất bại, những thứ có thể sẽ xảy đến cho mình”.

Có lẽ với thực hành lối sống ấy, chuyến đi dù phải kết thúc ngoài dự kiến do đại dịch Covid-19 ảnh hưởng toàn cầu, Trần Đặng Đăng Khoa trở về Việt Nam vào ngày 16-6-2020 và hoan hỷ thực hiện dự án viết sách.

Được biết, sáng 27-11 tới đây, Trần Đặng Đăng Khoa sẽ có buổi giao lưu đầu tiên để gặp gỡ, ký tặng, trưng bày Memo - chiếc xe máy đã đồng hành với anh trên hành trình vạn dặm - tại Đường Sách TP.HCM (đường Nguyễn Văn Bình, Q.1).

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày