Lễ hội văn hóa Ấn Độ tại VN: Vẽ Mandala cát

GNO - Lễ hội Văn hóa Ấn Độ tại Việt Nam (diễn ra từ ngày 6 đến 15-3-2014), với các hoạt động ở TPHCM một phần được tổ chức tại chùa Phổ Quang (Q.Tân Bình) và chùa Vĩnh Nghiêm (Q.3).

Sáng nay, 7-3, nghệ thuật vẽ Mandal trên cát do các vị Lama đến từ Ấn Độ (thuộc dòng truyền thừa của Phật giáo Tây Tạng) thực hiện tại chùa Phổ Quang đã được PV Giác Ngộ online ghi lại.>> GHPGVN đồng hành cùng tuần lễ văn hóa Ấn Độ
H (15).jpg
Báo đài và khách tham quan việc thực hiện Mandala trên cát


Theo đó, vẽ Mandala trên cát là một trong những loại hình nghệ thuật tâm linh đặc thù của Phật giáo truyền thống Kim Cương thừa Tây Tạng, thực hiện đồ hình về vũ trụ.

Chất liệu vẽ là cát trộn với chất liệu màu lỏng có tên gọi là camel color. Cát màu sau khi trộn được đem phơi nắng cho khô và dùng để vẽ tranh.

Dụng cụ vẽ gồm các ống đồng có rãnh lồi trên thành ống, ống có tên là Chakpu và một dụng cụ gọi là Dhar (hình dáng giống con dao).

Người thực hiện sẽ thao tác cọ xát dụng cụ Dhar này trên phần rãnh lồi của thành ống Chakpu để tạo lực rung làm cát đi qua đầu nhỏ bên kia của ống và rãi trên bề mặt bức tranh theo đường vẽ phác họa trước.

Tuỳ theo kích thước lớn hay nhỏ, bức tranh có thể do một người vẽ hoặc nhiều người cùng vẽ. Tranh cát sau khi hoàn tất sẽ được trưng bày khoảng 1 tuần lễ rồi bỏ đi - tượng trưng cho lẽ vô thường.

H (1).jpg
Các chén đựng cát màu để vẽ tranh

H (2).jpg
Các ống đồng Chakpu có rãnh lồi trên thành ống và được đánh số từ 1 đến 5
- size của đầu nhỏ nơi cát màu đi qua

H (3).jpg
Mỗi ống đồng Chakpu có kích cỡ khác nhau - phục vụ cho yêu cầu cát xuống nhiều hay ít

H (4).jpg
Cát màu được cho vào ống Chakpu từ miệng ống

H (5).jpg
Dụng cụ Dhar dùng để cọ xát vào ống Chakpu có các rãnh lồi để tạo lực rung
làm cát đi qua ống và vẽ trên tranh

H (6).jpg
Thao tác khi vẽ, cọ xát dụng cụ Dhar trên thành ống có rãnh lồi

H (7).jpg

H (8).jpg
Cát đang được vẽ từ công cụ trên

H (9).jpg
Cặm cụi vẽ từng chi tiết nhỏ

H (10).jpg

H (11).jpg
Vẽ theo đường phác hoạ

H (12).jpg
Một phần của bức tranh cát

H (13).jpg
Bức Mandala cát sắp hoàn tất

H (14).jpg
Mỗi người vẽ một phần của bức tranh

Yên Hà thực hiện

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày