Long trọng lễ kỷ niệm Ngày Vesak tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc

Đây là sự kiện thường niên của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1999 khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 54/115 về việc kỷ niệm Ngày quốc tế Vesak hàng năm nhằm ghi nhận đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đối với đời sống tâm linh của con người, cũng như đối với nỗ lực chung của cộng động quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hòa hợp và phát triển.
Đây là sự kiện thường niên của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1999 khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 54/115 về việc kỷ niệm Ngày quốc tế Vesak hàng năm nhằm ghi nhận đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đối với đời sống tâm linh của con người, cũng như đối với nỗ lực chung của cộng động quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hòa hợp và phát triển.
0:00 / 0:00
0:00

GNO - Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phật đản - Vesak được tổ chức trực tuyến dưới sự chủ trì của các đại sứ, trưởng phái đoàn Thái Lan và Srilanka tại Liên Hợp Quốc (LHQ) ngày 13-5. Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Hoàng Giang đã tham dự và có phát biểu.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm có Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan và Bộ trưởng Ngoại giao Sri Lanka, cùng nhiều đại sứ, trưởng phái đoàn các nước thành viên Liên Hiệp Quốc, cùng một số Tăng Ni, Phật tử quốc tế.

Các phát biểu nhấn mạnh trong bối cảnh quốc tế thách thức, phức tạp hiện nay, những lời dạy của Đức Phật về lòng khoan dung, từ bi, phụng sự nhân loại là nguồn an ủi và sức mạnh để các quốc gia vượt qua những khác biệt nhằm xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Những lý tưởng vĩ đại của Đức Phật được tôn vinh trong sự kiện thiêng liêng này cũng chính là các mục tiêu của Liên Hiệp Quốc, đó là tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc, hài hòa, thúc đẩy hòa bình và tiến bộ.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, đại sứ, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh tư tưởng vĩ đại và nhân văn của Đức Phật về không phân biệt giai cấp xã hội chính là cội nguồn, tôn chỉ về bình đẳng, tự do và hòa bình. Chính vì vậy Ngài luôn được tôn vinh là một trong nhà tư tưởng vĩ đại nhất của nhân loại.

Đại sứ cho rằng giáo lý của Đức Phật là hệ thống triết lý mang tính khoa học, trí tuệ, là kim chỉ nam để giải quyết những vấn đề khó khăn của thế giới hiện đại như chiến tranh, nghèo đói, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… Đây cũng chính là các mục tiêu, tôn chỉ mà Liên Hiệp Quốc nỗ lực theo đuổi.

Để cho đóng góp cho hòa bình thế giới, hạnh phúc nhân loại, đồng thời cũng nhằm tôn vinh và bảo tồn di sản của Đức Phật, Đại sứ Đặng Hoàng Giang kêu gọi cần học tập và noi theo tấm gương của Ngài, nỗ lực vượt qua những lợi ích vị kỷ, hướng tới lợi ích lớn hơn cho tất cả nhân loại, tôn trọng và bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đây là sự kiện thường niên của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 1999 khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết 54/115 về việc kỷ niệm Ngày quốc tế Vesak hàng năm nhằm ghi nhận đóng góp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lâu đời nhất trên thế giới, đối với đời sống tâm linh của con người, cũng như đối với nỗ lực chung của cộng động quốc tế vì hòa bình, hợp tác, hòa hợp và phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày