Một bữa cơm

Bài đăng trên Báo Giác Ngộ số 1141 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
Bài đăng trên Báo Giác Ngộ số 1141 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn
0:00 / 0:00
0:00
GN - Một buổi chiều, một buổi chiều trời lạnh hơn đông, những cành cây tre xơ xác, cheo veo ngoài đầu ngõ. Trông chúng giờ đây như bức họa trúc mực tàu in trên nền đất khi hoàng hôn đã xế bóng, phủ chiều.

Cả vũ trụ với An chưa từng hoang tàn, mà giờ tất cả lặng thinh như chưa từng tồn tại. Khác với hiện thực của đứa trẻ mới lớp 8, An cũng lặng thinh nhưng chắc giờ đây lòng nó ngổn ngang hơn cả cái lặng thinh của thế giới sau đại dịch. Nó nhớ lại mấy ngày trước, khi còn ở với má.

- An xuống ăn cơm! Kêu cái làm liền! Nhanh lên!

Tiếng “nhanh lên!” mỗi lúc một nhiều, đến cả rát tai thằng bé đang cò cưa với cái điện thoại.

- Dạ! - Nó trả lời như quát, hay nói đúng hơn là giọng phục tùng mà lòng nó bực bội như thể ai xối nước lúc mơ màng. Giấc mộng “game trường” vừa gánh được team sau hồi như có vẻ thua thiệt.

Nó ngồi xuống mâm cơm, đặt dưới đất. Mùi cơm canh còn bóng bẩy cả nước lau sàn mà má nó vừa lau. Sinh ra trong một gia đình công nhân nghèo nó không thể đòi hỏi nhiều hơn thế là phải có một cái bàn ăn cho đủ bộ. Mà có bàn cũng chẳng để đâu được trong cái phòng trọ chật chội với đồ đạc chất ngổn ngang này.

- Mày làm gì mà lâu vậy, ăn cơm xong rồi chút mới tắm không thôi bệnh chết đó. - Ba nó nói.

- U là trời, con gánh team, bọn nó thua…

- Tim gì? Tim là gì? - Má nó cắt ngang lời, giọng còn đầy ngơ ngác.

- Có nói mẹ cũng không hiểu đâu. Trong game á, “team” là đồng đội, đồng đội con thi đấu rồi thua sau đó con đứng dậy và giúp cho đồng đội thắng khi đang thua..,

- Vậy bây giờ cả tuần không đi làm, giờ là sắp chết đói đến nơi nè. Gia đình cũng đang thua. Mày gánh mẹ, gánh cha giống gánh mấy thằng trong game đó được không? - Mẹ nó vừa xơi cơm, vừa bặm răng nói.

Nó im lặng, lòng hằn học: Sao mà gia đình phải bi quan thế nhỉ rõ chán cái gì cũng tiền. Phải thôi, một đứa trẻ chưa kiếm ra tiền thì mọi suy tư của nó làm sao mà thấu đáo.

- Đời không phải như game! Con thấy không, cái ăn bây giờ không phải có tiền là mua được. Thực tế lên đi con, như con thấy game là thoải mái nhưng bao người vì nó mà khổ, tao thấy người ta bất chấp tất cả vì game nhưng chưa thấy ai bất chấp tất cả để về nhà ăn cơm với gia đình. - Ba nó vừa nhai vừa nói.

- Đó là ông thấy, tui còn thấy mấy đứa bị người yêu bỏ, nó tự tử để chết theo người yêu, chứ tui chưa thấy đứa nào mẹ mất đòi tự tử chết theo mẹ cả! - Mẹ nó cũng vừa nhai vừa nói.

Nó im lặng, không khí trở nên ngột ngạt. Kẻ nhai người nói, đối với nó bữa cơm như quan tòa hạch tội một phạm nhân. Mọi cái nó thích thì ba má nó không ưa, cái nó mê thì thành đề tài bàn luận vào xã hội. Thấy vậy ba nó bắt đầu kể vui chuyện trong công việc, khiến nó quên đi chuyện rầy la và cười suốt trong bữa cơm.

*

Hôm nay, An ăn cơm với ba mẹ. Hơn cả lần trước, nó muốn chứng tỏ bản lĩnh có thể tự lo cho bản thân mình, nó nấu cơm xong, lau sàn rồi mời ba mẹ xuống ăn.

- Ăn đi ba mẹ! Cơm vua nấu đó!

- Ở đó vua! Vua dù là quân vương to tát mà về ăn cơm nhà cũng là con nít với thái hậu thôi con, đời là vậy bất cứ ai bước lên mâm cơm nhà đều sẽ là con nít! - Nó nghe mẹ bảo vậy.

- Và ai bước lên mâm cơm nhà cũng sẽ tìm thấy sự bình yên chân thành nhất trong tất cả bữa cơm, đúng không mẹ?

Mẹ nó không trả lời. Không khí trầm mặc và im lặng…

Mâm cơm thoang thoảng mùi trầm bắc.

Ba nó im lặng. Mẹ nó cũng im lặng. Tiếng lạch cạch nghe đầy khổ sở phát ra từ chiếc quạt máy cũ kỹ đang xoay cái cổ cũ kỹ khô dầu. Chỉ có vậy.

Vô thường. Hồi đó, thỉnh thoảng An lại nghe mấy người xung quanh nhắc đến câu này. Thỉnh thoảng An cũng nghe ba mẹ nhắc đến câu này. Nhưng vô thường là…? An có hiểu đâu. Đến bây giờ hình như An cũng chẳng hiểu mấy vô thường là gì. Nhưng trống trải, chới với, hụt hẫng, thì An biết.

Nó ngước mắt lên. Ba mẹ nhìn An, một nụ cười thoáng qua trên gương mặt ba. Ba nó rất hay cười, mẹ nó thì lúc nào cũng khó đăm đăm. Ngay cả hôm ba mẹ nó lên xe vào bệnh viện điều trị covid, trong hơi thở hụt, mẹ nó vẫn càu nhàu chuyện chỉ vẽ bao nhiêu lần rồi mà sáng nay cũng cắm một nồi cơm sống lõng bõng nước.

An cúi nhìn chén cơm trên tay rồi lại ngước lên. Chân dung ba mẹ như nhòe đi sau vệt khói xám nhạt...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.
Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa, sáng 21-11

Thanh Hóa: Ban Trị sự Phật giáo tỉnh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa

GNO - Thực hiện cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sáng 21-11, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã làm Lễ khởi công, trao kinh phí xây dựng nhà ở cho hộ nghèo tại H.Quan Hóa.
Sư bà Diệu Không

Giáo sư Cao Huy Thuần viết về Sư bà Diệu Không

GNO - Mỗi lần nghĩ đến Sư bà Diệu Không, tôi lại liên tưởng đến bà Gotami, di mẫu của Đức Phật, vừa là mẹ nuôi vừa là Ni thánh. Tôi biết, nếu Sư bà đang ở đâu đó mà nghe tôi nói thế này, Sư bà sẽ quở tôi là phạm thượng. Nhưng tôi đành chịu tội bất kính vì nhiều lý do.
Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình "Bồ-tát trẻ tuổi"

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày